_ Đang đợi TS qua, bắt đầu gắn dây belt xe nè.
Hôm nay trời nắng thật đẹp, ngày đẹp nhất trong năm kể từ năm ngoái, nắng đẹp và ấm. Đúng là ngày phải đè cái xe cắt cỏ mua hơn năm trước ra nghiên cứu tại sao, chỉ chưa tới hai mùa cắt cỏ mà đứt tới ba cái dây belt là dây cua roa kéo ba lưỡi cắt cỏ, chưa bao giờ tệ như vậy, máy mới, cắt vài lần là đi tiêu đứt một sợi dây. Hôm tuần rồi, tức muốn điên lên, mất gần hai tiếng chui dưới, nói chui nghe thỏai mái, chứ thực sự nằm sát cỏ, nghé tay dưới xe cắt cỏ mà vặn ốc mò, suy nghĩ đủ kiểu làm sao để tháo trục quay, tháo đủ thứ lặt vặt để cho sợi dây cua roa vào. Xong, cắt vài vòng, chĩ tiếng sau là đứt tung sợi dây, chỉ chưa tới hai tiếng sau, không bao nhiêu, chỉ có mất 25 usd thôi, may là ra home depot chiều thứ bẩy còn bán, đo được một sợi bằng sợi đứt. Tức điên lên được. Xe cắt cỏ mới 20 hp, ba lưỡi láng cóng, gầm thét... thế mà tiêu ba sợi dây belt, trong khi xe cũ, làm bể máy lần trước, vẫn còn sợi dây, trên 5 năm chưa đút.
.
Như thường lệ, người bạn nhỏ TS là nạn nhân đầu tiên bị gọi đến để xả xú bắp và vấn kế.
_ TS à, tụi MTD engineer này sáng tạo ra cái mâm cắt cỏ thiệt là ngu, đụng dây hết trơn, cạ tùm lum, ai đời vài tháng là tiêu sợi belt, ban đầu tưởng mình xui, ai dè tụi nó ráp máy sai, đứt belt hoài.
Tôi nghiệp cho TS, nghe trên hai tiếng, bàn luận hệ thống cắt, nói chuyên không hình ảnh graphic hệ thống gì hết, chĩ phân tích, tìm hiểu, cuối cùng cho lời khuyên rất hay: đừng làm gì hết, từ từ, nóng chỉ mất tiền, đứt dây nữa, bể máy như lần trước ... hi hi lần trước bể máy là làm theo lời khuyên của TS.
Mỗi người một tính, tui như commando, lao lên chiếm mục tiêu, bị thương chưa chết, băng bó, là lao lên nữa, nhiều khi được việc, nhiều khi không có xong việc. Còn TS không làm commando được, từ từ xem xét, chậm chậm ... hi hi đôi khi cũng xúi kẻ khác xung phong.
.
Hai tên mò mẫm belt trên net, để stock up, thế nào cũng sẽ đứt nữa, nhưng tui thì quyết định cho là tụi kỹ sư làm mâm cắt với sáng tạo sai, tức hộc máu, vì xe mua trên 1 năm rồi không mang trả đưọc nữa, ba cái belt và công thay lấy là trên 100 usd tiền đồ rồi. Đúng là có nhà có đất rộng, cỏ nhiều chi cho khổ, chĩ thấy cắt cỏ, phải có xe cắt mới kịp, 1.6 acres, trừ nhà đi thì củng phải gần 10 ngàn m2, cắt chết bò, còn thuê người, hi hi mỗi lần cắt là trên 100 usd, forget .. !!! ngoài ra còn cái thú cưỡi xe cắt cỏ, đội nón bịt mặt ngửi mùi cỏ, thỉnh thoàng cắt văng cả rắn đất dưới cỏ lên ... văng cả đá sỏi lên vì mấy con mole từ địa đạo Củ Chi đào đá lên.
.
Trưa nay, hai tên đồng ý là tụi kỹ sư MTD làm cái mâm cắt thật tệ, ráp sai, vênh pulley trước từ nhà máy, TS cẩn thận vì có nhiều kinh nghiệm hơn, là dân KT học cùng trường, nhưng nhỏ hơn, lúc tui qua Mỹ đi học master lại, thì TS mới vô năm thứ nhất kt ở U of O. TS làm chủ nhiếu nhà và apt. cho thuê, nên cắt cỏ túi bụi và có hơn vài cái xe cắt cỏ.
Chàng đến với áo thun trắng ?? quần jean xanh sạch sẽ để sửa xe ??? . TS chỉ ra là những cái pulley, bánh xe nhỏ quay dây cua roa không cùng chiều cao với nhau khi kéo từ trục máy ra, nên dây bị kéo vênh lên, cạ cạnh pulley, cắt đứt belt, chửi engineer một chập, hai tên kê xe lên khung cây, chui xuống tính tháo mâm cắt ra, bẻ lại cho đồng đều, hỡi ơi, sắt thép dầy trên 4mm, bẻ tay gì nổi. Cuối cùng TS bàn là tháo trục quay pulley ra, nâng cao lên bằng lông dền bự. Tháo chết mẹ mới ra con ốc to tướng, chận trên chận dưới, hai thằng nằm hai bên xe, thò tay vô tháo ngược. Vậy mà may mắn mang ra vài thùng đồ nghề bỏ cả hai năm nay đi chơi, mò mẫm mà củng ra được mấy cái washer là lông dền kê đệm vô bù long vừa khít. Rồi tới cái pulley thứ hai, vẫn còn cao thấp, lại phải nâng lên cho đều, tháo đau cả tay, không nói là trầy tay, lại chửi tụi kỹ sư Mỹ làm xe như chó, dở tệ hèn gì kinh tế Mỹ đi xuống là phải.
.
Lại mò trong xe truck của TS ra được mấy cái washers vừa vặn (xe có thùng đồ nghề lớn phía sau), sau khi tui lục tung mấy thùng đồ xách trong nhà ra, cuối cùng lại không tìm thấy con ốc siết bánh xe nhỏ vừa tháo ra. Tui bò lui cui rờ mặt cỏ từ sân vào nhà, từ nhà trong mấy thùng đồ bò ra cỏ, nheo mắt tìm ốc sắt bằng ngón tay giữa đám cỏ, dưới ánh mặt trời.
.
_ Damn !!! TS, T không bao giờ ngu tới mức cầm con ốc nắp theo khi đi tìm washer, không hiểu nó lẫn đi đâu?
Tui vào nhà tìm mãi ra được một con ốc khác tương tự, gắn vào tạm để đo dây belt quay thẳng hàng chưa, ngắm nghía riết, thử hạ mâm cắt lên xuống từng độ cao khác nhau coi belt có bị cạ vào đâu không. TS cứ từ từ khoan thai, tìm dấu vết chạm, đụng vênh chỗ nào như thám tử của chương trình CSI đang điều tra tang vật. Tui thì cứ muốn, làm xong , chạy cắt, đứt belt là biết liền. TS nhất định không chịu .... tiền không phải là một chuyện, ở đây là phải tìm hiểu tại sao cạ đứt ??? thiệt là nhẫn nại.
.
Hai đứa đồng ý, thôi đủ rồi, không làm hơn được, xiết ốc lại, cho nổ máy coi belt chạy, coi có cạ ở đâu không, nếu cạ vô sắt đâu đó, chạy không trơn tru, thì ngưng lại tính sau. TS lúc qua, đã kéo theo rờ mọc phía sau, mang thêm xe cắt cỏ khác, bây giờ nằm dưới gốc cây mát đang chờ .. gầm gừ chạy đi cắt cỏ.
.
Tháo pulley nhiều lần, lại chửi thề, stupid kỹ sư Mỹ, kỹ sư Mỹ ngu, thay belt phải tháo tới hai cái pulley, chật kẹt cứng dưói sát đất. Cầm cái wrench, đồ xiết ốc lên thanh toán cái pulley với con ốc tạm .... thì té ra con ốc tưởng mất, nằm nguyên trong cái socket, lúc tháo ra, nó nằm ngọt nguyên vẹn trong đó chứ không rớt đi đâu... hết chuyện, mất bao nhiêu công mò trên cỏ tìm nó.
.
_ TS coi, thiệt mà, T qúa cẩn thận, nó nằm nguyên trong cái đồ mở ốc, vậy mà đi tìm chết mother luôn, thiệt là ngu, già rồi, mất trí nhớ chăng.
.
Xong xuôi, nổ máy đo mâm coi có cân bằng không, coi belt có bị trầy, bị nóng vì qúa căng ... đúng là kỹ sư Mỹ chế mâm cắt cỏ mới như con C .. thiệt là tức, bán belt theo số máy thì đòi 34 tì, còn phải đợi thư gửi dến, còn mò ra được, đo chiều dài belt đi mua thì chỉ có 20 tì .. còn hôm nay ngày tốt thì miễn phí, TS mang đến tặng không sợi dây cua roa !!! và tặng thêm công .. hơn hai tiếng, chế sửa mâm cắt mới lại .. đúng là TS bị mắc nợ kiếp trước, giờ phải trả thôi.
.
Quyết định cắt cỏ tiếp nửa sân sau, gập gềnh lên xuống, cỏ cao .. thử một vòng, lại mang xe vô bóng cây, hai thằng lại chui xuống rờ rẫm, nóng tay, nóng máy, kiểm soát, coi tinh hình ok hay không ... coi bộ đúng ý rồi ..
.
_ Anh T. đừng để số thấp, cắt thấp quá, cỏ kéo mâm cắt mạnh làm dây belt làm việc nhiều quá, muốn cắt thấp, cắt hai lần, cao trước rồi thấp sau.
_ Vậy là cắt hai lần liền nhau à, tốn xăng, tốn thời gian ..
_ TS cười, hi hi còn hơn tốn tiền và tốn công thay belt, cái nào rẻ hơn ..
...
_ Thôi nhẩy lên cắt nhanh lên cho xong, TS bên này, T bên kia, chỗ đó đừng vô nhe, bên trong có hoa trắng, T sẽ đào ra, đừng cắt mất dấu hoa ... T. còn phải chạy tới clinic của KA, đưa đồ gửi, mai hắn đi về VN chơi.
.
KA, một người bạn nhỏ khác, cùng học chung ở UO ....
.
TS cười:
_ he he ... KA đã quá, mới lấy vợ, vẫn về VN một mình mang củ khoai đi tắm nắng chơi ... đã wá ...
.
Hai chiếc xe cắt cỏ gầm thét, lượn qua lượn lại .. dư giờ, cắt xong, thu xếp, thay đồ chạy qua KA, clinic chưa đóng cửa, còn bịnh nhân, qua sớm phải chờ KA.
.
Hai người bạn nhỏ dễ thương, họ mắc nợ tui ... bụi cỏ bay lên làm nóng mũi và mắt, tui vẫn nở mũi ngửi phập phồng coi dây belt có bị cạ bên dưới, xông mùi cao su cháy khét lên hay không ...
.
mệt vì có nhà có đất và có cỏ để PHẢI CẮT ... lắm chuyện !!! phải chi được giầu có như cán bộ VC có đầy tớ hầu hạ chùi rửa đít đút cho ăn thì khỏi nói... nhưng mà lao động là rinh wang .. hết cắt cỏ sửa xe là đời mất thú đi ... nắng mặt trời gần 5 giờ chiều mà chỉ mới hơn đứng bóng, qua hè trời đến hơn 8 giờ tối hơn mới tắt bóng ... những ngày không mưa râm ...
.
.
.
.
Ra xe phụ TS cho xe cắt cỏ chạy lên rờ mọc sau xe truck, tán gẫu máy móc, khen cái xe cắt cỏ craftsman của Sơn. Hôm trước rờ mọc rớt ra khỏi xe truck, chạy tự do đi đụng xe bà Mỹ ngược chiều, xe cắt cỏ bứt xích phóng xuống rờ mọc dập mũi banh sườn, còn cái máy nguyên vẹn. TS kiếm mua cái xe cắt cỏ khác hư máy, bỏ máy cũ lên, xe bà Mỹ tiêu bỏ đi, may mà không chết người, hãng bảo hiểm trả hết, sau khi mò ra TS quên trả tiền bảo hiểm trễ hai tuần ... vẫn còn may, còn trả tiền kịp, theo luật bảo hiểm chưa bị bỏ ...
.
Trời ấm áp chưa rạn chẩy mồ hôi dưới nắng đẹp, tôi nghiệp, đầu hói của TS đen thêm một tí. Trời SG mà như vậy thì chết queo từ lâu vì trúng nắng. Nhìn TS lùi xe và rờ mọc dài thòng ra ngược, qụeo ngược một cái là tọt ngay ra ngoài đường, lái đi chầm chậm, mười năm rồi chính TS chỉ cho mua miếng đất này, bao lần cũng nhìn bóng xe TS ra về, sau khi đến cắt cỏ phụ, người bạn nhỏ, giúp đõ chu đáo còn hơn người anh em máu mủ. Chắc TS mang nợ mình từ kiếp trước.
.
Giòng nước mát lạnh chẩy lên mặt, chùi khăn ướt vào nách đưa lên hửi coi có hôi chưa, chạy đi gặp KA cái đã, người bạn nhỏ khác, làm phiền KA chút. Mấy hôm nay, load cà ngàn tấm hình vào hai cái CD, hình của T, hôm rồi nói còn thiếu hình nên down vô CD hết, đủ hình từ bắc vào nam tay cầm mớ rau, còn tay kia thì dắt con cầy... bao nhiêu là hình đủ hết từ hình nhiều vải đến hình không có vải ... trời còn nắng cao và dài ... hai bên trời, hai bên đời.
.
Tôi đến thành phố này, thành phố đẹp với núi đồi và sông, không còn nghe tiếng súng, đi mua đồ trả tiền được người lạ cười nói: " thank you Sir !". Thành phố với lá vàng mưa phùn, phố núi quanh co, có nhà nho nhỏ bên vườn cây .. năm 78. Sống trên đất này đã hơn cả thời gian sống ở VN nhiều. Lái xe chầm chậm, đi ngược vào phố, qua những con đường ngày xưa, hơn ba chục năm rồi, đi từ từ qua nhà đường 76. Không có gì lạ, chút quay về nhà này làm vườn tiếp, có cái cảm giác là lạ, khi lái xe qua nhà của mình mà không quẹo vào đường xe, mà chỉ lái thật chậm nhìn vào rồi đi luôn.
.
Qua đường đến mount Tabor, cái đồi nhỏ chứa nước, hôm nay bị chặn đường không cho vào, lái thật chậm qua những con đường nhỏ đầy hàng cây ngập nắng, nhà cổ trên cả trăm năm, mỗi nhà một kiểu, mỗi vườn trước một kiểu, đường chật, mà trống xe, kinh tế xuống, không còn xe chạy thả dàn nhiều như xưa, đi vòng vo đi tắt ngang qua đường cao tốc, đi qua khu Holywood, qua gặp KA, chắc đang còn chữa bịnh nhân, vài bịnh nhân chót thế là xong...
.
Nhìn túi đồ nhỏ xíu trên ghế xe... gửi về bên kia trời nhiều kỷ niệm, chiều nay nắng đẹp, và ấm, anh đã làm được nhiều chuyện hơi vất vả, quên ăn giờ thấy đói.. anh đi chầm chậm qua những con đường, ngày xưa có cô ca sĩ Ngọc Lan, chết vì bệnh cũng gần chục năm trước, cô bé nhỏ tóc dài tên sinh đẻ cúng cơm là Mẫn, hồi đó cùng hay đi xe với Khỏe, trung úy hải quân, lái cái xe Ford Pinto, đón Mẫn đi tập hát, lúc đó chưa là ca sĩ nổi tiếng, ở nhà đưòng Beltmont gần 33, cũng gần đây ... giờ thì thành cố ca sĩ Ngọc Lan, hát mùi mẫn ... ôi ba chục năm hơn lại trở về những con đường nhỏ quanh co, đi trong ngày ngập tràn nắng mát, không vội vàng, không muốn đến nhanh, cho dù xăng mắc, qua con đường freeway, nhớ ngày nào mới có bằng lái xe, đổ xuống con đường cao tốc quanh co quẹo theo địa hình mà run vì trời mưa trơn trượt.
.
Một ngày nắng đẹp, đi quanh co, nghĩ nhiều về bên kia trời, bên kia đời ... gửi về bên đó chút quà nho nhỏ ...
.
Doctor KA liếc mắt cười qua cửa kiếng, mầy người ngoài quầy tưởng khách xộp đau đủ thứ đến, lăng xăng hỏi han. Không tui đi đòi nợ Dr. Phan. Chiều thứ bẩy cuối ngày, đường phía trước clinic vắng lặng, bảng cho đậu xe giới hạn hai tiếng, phía trước lề đường không xe đậu, tia nắng xuống thấp trải dài qua xe từ trước ra sau. KA chui ra khỏi cửa, vô đây anh T. Chỉ vô tui, nói với cô assistant:
_ Đây là anh T. học chung trường hơn 30 năm trước .. vô động của em anh T. hết khách hàng rồi.
Mọi chuyện bắt đầu vài năm trước, đi ăn phở với vợ cũ, gặp KA, bô bô cái miệng mừng rỡ.
_ Có gì lạ không KA.
_ Tháng tới em về VN chơi.
_ Về chi vậy
_ Em có mấy đứa con bên đó, về coi tụi nó học hành ra sau.
_ Chời, chưa nghe lấy vợ mà có con, cho anh theo với.
Rồi tui đi theo KA về VN tháng sau thiệt, coi con cái KA ra sao, theo lời KA, mang qua Mỹ nuôi không nổi, ờ VN nuôi dễ hơn. Hóa ra KA chưa vợ thì làm gì có con, con đây là mấy đứa học trò nghèo, KA bảo trợ cho tiền học, về chơi ghé coi tụi nó học ra sao.
Ngày đi về VN tui cũng không nhớ rõ, đi ngày 11 tháng 9, ngày khủng bố, KA nói ngày đó đi làm chi, mình dời ngày, tui vẫn tin vậy, đến tối KA nói mai qua đón đi ra phi trường, tui mới té ngửa là còn ít tiếng nữa là đi, KA nói dỡn, đâu có dời ngày ... thế là ra phi trường, tui không mang đủ tiền mặt, KA móc túi, đếm chia cho ít ngàn, thiệt dễ thương.
.
Người bạn nhỏ TS dẫn đi mua nhà đất, phụ cắt cỏ, người bạn nhỏ KA dẫn đi chơi, chia tiền ... đời tui thay đổi vì hai ông bạn nhỏ này.
.
Từ VN, bệnh tật gì, thì qua email. KA chữa bệnh cho toa, rồi nhân tiện qua thăm còn mang theo thuốc cho không nữa, rồi về, ứng tiền vô băng cho dùm để trả tiền nhà, vì ông bạn nhỏ TS bỏ tiền vô nhà băng cho tui lộn nhà băng, nơi thiếu không bỏ, lại bỏ nơi thừa, rồi tới KA cứu bồ. Về tới Mỹ là đưa check cho hai người bạn này liền.
.
Hàn huyên với KA chút, KA bô bô giảng đạo, cứ như nhạc Ngô thụy Miên, trời không mưa, anh cứ mặc áo mưa, đó là châm ngôn của KA, khoái trí lắm, cứ ngâm nga trong clinic, ra điều khoái trá.
.
Đưa gói đồ nhỏ, dặn dò xong, thấy KA với tay vào tủ:
_ Anh T., cả năm có cái này quên hoài.
KA móc từ cái bao hình Nikon ra, ra tiền, cái này của anh nè.
_ Tiền gì vậy, từ đâu ra, tại sao lại của anh.. ?
Té ra khi nhờ chuyển tiền dùm vô băng, về ký check trả dư ra, KA không chịu, bây giờ trả số tiền dư.
.
Lần năm trước, TS cũng làm như vậy, trả dư, TS cũng viết check trả lại .. thôi thì cảm tạ hai người bạn nhỏ ... cuộc đời tui, đi thẳng hay quẹo cũng phần do hai người bạn nhỏ này.
.
_ Cẩn thận nhe, have a good time ... đừng để sổ mũi ... dù trời mưa hay nắng.
Tui lái xe đi cuối trời vắng lặng ngày nắng ấm, đi thật chậm, cuộc đời lối đi lối về, bên này, bên kia đời, nắng bên này, nắng bên kia ... nhưng hàng cây vẫn nằm đó, năm này năm kia, hàng cây lá nâu đậm, ngày nắng ngày mưa, đã nằm đây trong thành phố này lâu lắm rồi không nhúc nhích, vẫn một chỗ, mặc cho tôi đi về .. đi wa đi lại, hơn nửa đời người.
.
Chiều không muốn tắt nắng, đêm lần lần đuổi nắng vàng đi .. tôi lẳng lặng bước trên cỏ mới cắt trong vườn ... đời chỉ có vậy, nhà cửa cỏ cây, tình tiền bạn, nhớ thương, đì rồi đến, buồn rồi vui ... chiều tàn đêm đến, ngày mai trời lại sáng, u ám hay mưa hay lạnh rồi nóng ... chỉ vậy thôi.
.
tmd.design
.
No comments:
Post a Comment