.
.
Ngày 5, 6, 7 tháng tư, 1972 trên chiến trường tỉnh Bình Long, những chuyện quan trọng đang xẩy ra. Chiến trường An Lộc bài thứ 2..
.
.
.
.
Trên Bắc Lộc Ninh, ngày 5 tháng tư, VC đã bắt đầu pháo kích vào phi trường, chi khu, quận lỵ khu dân sự, từ đồi phía tây tràn qua chiếm khu dân sự gần bên chi khu Lộc Ninh, quân VC đang tiến đánh dò dẫm vào căn cứ Lộc Ninh, khu chỉ huy của trung đoàn 9, vòng đai phi trường. Dò dẫm, vì có lẽ chờ đợi coi quân VNCH trú đóng sẽ bỏ chạy như Quảng Trị hay cố thủ ứng chiến. Trong ngày này, không quân Việt Mỹ tích cực yiểm trợ chiến trường Lộc Ninh với pháo đài bay AC-130 Spectre trực xạ xuống đất chận những lần tiến công vào rào phòng thủ của căn cứ Lộc Ninh. Loại bom chùm CBU cũng được không quân VNCH dùng tới. Trực thăng chiến đấu tham chiến dữ dội.
.
.
Ngày 6 tháng tư, chiến trường bùng nổ lớn. Thiết Đoàn 1 Kỵ binh được gọi về từ vùng biên giới, tập trung tại Lộc Tấn để tiến công về Nam, trở về phòng thủ chi khu Lộc Ninh chỉ cách đó 5km. Tiều đoàn 74 Biệt động Quân biên phòng tháp tùng cùng chiến xa trở về LN. Tiểu đoàn 2/9/SĐ5 vòng bên cánh trái xa QL13 về phía đông. Vì thiếu kinh nghiệm và quyết tâm, khi thấy đông VC đang chuẩn bị chận phục kích phía trước, chi đoàn thiết giáp đi đầu không theo chiến thuật dự trù trước là đánh thẳng vào quân VC tại đồi 150 rồi vào Lộc Ninh, vì VC chưa đóng chốt vững chắc tại đây, mà chi đoàn đi đầu lại lùi quay trở về đồi 177 tấn công vào nơi này, nơi mà một chi đoàn đã từng bị phục kích bởi VC một ngày trước đó.
.
Trong tài liệu cũ viết về Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, không thấy nhắc đến, tại sao khi Thiết Giáp giao tranh với quân VC chận đánh lại không thấy có không quân Việt Mỹ trợ chiến từ trên cao. Tại sao ưu điểm không quân lại không được nhắc đến, trên 30 chiến xa đủ loại, với hai tiểu đoàn di hành cùng lúc, tại sao không có liên lạc với không quân để cùng giải tỏa chiến trường, bắn phá tăng của VC. Như vậy là kế hoạch hành quân lui binh không có chuẩn bị từ trước. Và đơn vị này không có cố vấn Mỹ hay sĩ quan hành quân biết liên lạc về không trợ.
.
.
Từ trưa ngày 6 tháng tư, TĐ1KB bị đánh tan, TĐ Trưởng Trung Tá Nguyễn duy Dương bị bắt sống vào ngày sau đó, TĐ74 BĐQ đi kèm cũng tan rã cùng lúc.
.
.
Tới lúc mất liên lạc truyền tin với TĐ1KB, bch sư đoàn 5 mới cho máy bay thám thính L19 lên vùng quan sát, và yêu cầu đơn vị dưới đất đi tìm thiết đoàn này. Như vậy không quân Việt Mỹ không được điều động yiểm trợ cho trận lui quân về phòng thủ Lộc Ninh cho dù đường lui quân chưa tới 7 km. Nếu có trực thăng trợ chiến từ đầu, phụ đánh tan nút chận, hay tăng của VC phục kích thì TĐ1KB sau khi xung phong cũng không đến nỗi phải tan rã.
.
.
Bản đồ toàn tỉnh Bình Long với 3 quận Lỵ, bắc và tây giáp Cam bốt, tây nam giáp Tây Ninh, đông giáp Phước Long, về phía nam là tỉnh Bình Dương. Sông Sàigòn nằm bên phía tây.
.
Quân đoàn 3, sau khi thấy tình hình mặt trận chiến trường LN đang trở nên thê thảm, nhận ra lực lượng tấn công của quân VC tại LN phải có trên cấp Sư Đoàn và các bộ phận pháo, tăng, phòng không trợ chiến khác. Như vậy là mặt trận chính bây giờ thực sự là đang xẩy ra trên địa bàn tỉnh Bình Long rồi chứ không phải dương đông kích tây như mặt trận được dự đoán là sẽ bùng nổ lớn bên tỉnh Tây Ninh. Quân VC rải rộng và dài ra từ bắc Lai Khê lên cho tới chiến trường Lộc Ninh phải trên 3 sư đoàn và thêm các đơn vị pháo cùng tăng và phòng không trợ chiến, như vậy là toàn lực lượng quân chính quy VC tại vùng quân đoàn 3 của VNCH, nguyên một binh đoàn, quân đoàn hay đại quân VC đều đổ dồn vào tấn công tập trung trên lãnh thổ của tỉnh Bình Long nhỏ bé, chưa kể các du kích, đặc công VC địa phương tăng cường mức quấy phá trong vùng kế cận là Bình Dương để làm rối loạn vùng hậu phương còn yên tĩnh của quân đoàn 3.
.
.
Ngày 5, 6 tháng tư, Lữ Đoàn 1 Nhẫy Dù gồm ba TĐ 5,6 và 8. từ Saigon được đưa cấp tốc lên Lai Khê là hậu cứ của SĐ5 bây giờ là bộ chỉ huy tiền phương của Quân Đoàn 3. Đoạn đường bắc Lai Khê cho tới quận lỵ Chơn Thành của tỉnh Bình Long cũng nằm trong tình trạng đã không được khai thông vì quân VC đã đóng chốt đường theo kế hoạch từ trước.
.
.
Quân Đoàn 3, chỉ huy bởi trung tướng Nguyễn văn Minh, tức tốc kéo Liên Đoàn Ba Biệt Động Quân, gồm TĐ 31, 36 và 52, đang hành quân ngoài biên gìới VN bên Cam Bốt trở về phi trường Trảng Lớn Tây Ninh để được trực thăng Chinook đưa ngay vào thị xã An Lộc. Ngày 6 tháng tư, TĐ 31 được cấp tốc đưa vào trước để đóng bên trên phía Bắc thị xã An Lộc cho tới vùng cầu Cần Lê trên QL13, nơi giáp ranh quận Lộc Ninh vì áp lực nặng nề của VC đang tiến đến đây. Căn cứ hỏa lực Hùng Tâm do chiến đoàn đặc nhiệm 52 của SĐ18 tăng cường trước đó, ngày 5 tháng tư cũng được điều động đi tiếp cứu quận Lộc Ninh, căn cứ này đóng bên Liên Tỉnh Lộ 17 cách QL13 chừng hơn 1km, để ngăn chận con đường LT17 từ biên giới Cam Bốt vào từ hướng tây. Khi quân tìếp viện ra khỏi căn cứ 500m thì bị VC chận đứng, phải quay trở lại căn cứ.
.
.
.
.
Chiến trường Lộc Ninh bây giờ chỉ thoi thóp chờ đợi tới giờ dứt điểm của quân VC, Chiến đoàn 9 hay trung đoàn 9/SĐ5 với bộ phận chỉ huy nằm trong khu giữa căn cứ Lộc Ninh phía nam cuối phi trường cho tới chi khu LN, Chi Khu Lộc Ninh nằm đầu phi trường phía bắc, khu phố dân sự, chợ của quận Lộc Ninh đã bị VC chiếm từ ngày 5 tháng tư. Phía tây gần nam căn cứ Lộc Ninh, đầu phi trường là Xã Lộc Thiện cũng nằm trong tay VC từ ngày 5 tháng tư. Cuộc tấn công dứt điểm của VC sắp sửa soạn bắt đầu.
.
.
.
.
.
.
Tình hình ngày 6 tháng tư là pháo binh VC với pháo 130 ly, chỉ cần nằm yên bên kia Cam Bốt, với tầm xa 27km, dư sức bắn thẳng vào An Lộc, vào Lộc Ninh và căn cứ Hùng Tâm hay những điểm cần thiết dọc QL 13, tất cả chỉ cách biên gìới theo đường thẳng không trên 15km về hướng tây, dễ dàng nằm trong vòng tác xạ của pháo130. VC không cần phải kéo loại pháo nặng này trên dàn di chuyển 4 bánh xe xâm nhập qua biên giới VNCH mà chỉ cần nằm bên căn cứ địa an toàn với kho đạn đầy ắp bên kia biên giới, nơi rất an toàn vì B52 không còn trải bom bên kia xứ Cam Bốt nữa.
.
.
.
.
.
Qua ngày 7 tháng tư, quân VC với tăng yiểm trợ tiến vào dứt điểm căn cứ Lộc Ninh, tràn qua phi trường, bộ chỉ huy Trung Đoàn 9 tan rã, trung tá cố vấn trưởng Mỹ Schott đã bị thương từ trước rồi tử thương trong hầm cứu thương khi quân VC tiến vào. Trong vòng chỉ hai giờ, toàn bộ căn cứ này bị tràn ngập nhanh chóng. Đại tá Nguyễn công Vĩnh, trung đoàn trưởng thoát ra về hướng nam, sau đó vài ngày bị VC bắt sống, một hai cố vấn Mỹ trong đó có đại úy Smith và một trung sĩ cũng lọt vào tay quân tấn công. VC tiến chiếm chi khu Lộc Ninh kế tiếp đó, cầm cự kéo dài đến chiều thì chi khu Lộc Ninh mới thất thủ vì công sự phòng thủ ở đây vững vàng hơn. Thiếu tá quận trưởng Nguyễn văn Thịnh thoát được về tới An Lộc 4 ngày sau. Cố vấn chi khu, thiếu tá cố vấn Mỹ Davidson và thông dịch viên VN cũng thoát về được An Lộc vào cùng thời điểm đó. Còn đại úy cố vấn Wanant và một trung sĩ cố vấn khác bị VC bắt.
.
.
một chuẩn tướng Mỹ (John McGiffert) trong ban cố vấn quân đoàn 3, chào mửng Thiếu Tá cố vấn Thomas Davidson thoát ra được khỏi Lộc Ninh và bên cạnh là thông dịch viên VNCH hãy còn mặc quần xà lỏn, có lẽ là đồ bịnh viện dã chiến Mỹ.
.
.
Quân VC có thể tiến lên kết thúc trận LN nhanh hơn, nhưng họ không biết quân VNCH và Mỹ sẽ đáp ứng trả đũa với chiến trường LN ra sao, có thể không vận đổ ngay quân tiếp viện ồ ạt vào vòng đai quận LN, có thể dùng các pass B52 bỏ bom táp pi luôn ngay sát thị trấn Lộc Ninh. Nên quân VC chỉ cho những đơn vị nhỏ tiến sát gần LN, chiếm cứ từ từ các điểm cao, vị trí chiến lược, nấp đại quân trong rừng cao su ngay kế cận chờ phản ưng của đối phương, nằm im để tránh B52 đến bỏ bom, hay chỉ biểu dương cho VNCH thấy số quân tấn công không có qúa nhiều để tránh quân tiếp viện của VNCH đổ quân đông đảo vào ngay Lộc Ninh. Để cho bên VNCH vẫn nghĩ đây chỉ là cuộc tấn công đánh lạc hướng giăng bẫy của VC, chưa cần khẩn thiết phải phản công mạnh mẽ, để cho VNCH vẫn duy trì nhiều lực lượng bên Tây Ninh. Mục tiêu chính của miền Bắc Cộng Sản là cố đánh chiếm cho được một trụ sở tỉnh lỵ để ra mắt thủ đô của MTGP Miền Nam. Cho nên, mục tiêu chính là thị xã An Lộc, VC chưa cần dứt điểm Lộc Ninh ngay ngày đầu tiên. Và có thể sư đoàn cử đến bao vây tấn công thị Xã An Lộc chưa đến kịp, chưa chuẩn bị kịp. Nếu đại quân VC bộ chiến cường tập pháo chiến xa vào ngay An Lộc và Lộc Ninh cùng một lúc thì kết qủa sẽ ra sao.
.
Hay mục tiêu của VC chỉ là chiếm một quận lỵ Lộc Ninh là đủ rồi, chỉ sau khi thấy Lộc Ninh tan rã qúa dễ dàng nên họ mới quyết định tấn chiếm luôn An Lộc. Nghi vấn này có thể đúng hơn, vì ngay ngày tấn công đầu tiến 5 tháng tư, VC chỉ cần chiếm phi trường Quản Lợi, địa điểm quan trọng hơn thị xã An Lộc, đây là căn cứ hỏa lực, phòng thủ, phi trường lớn, dài hơn An Lộc, vận tải cơ 130 xuống đây dễ dàng, không dân cư chung quanh. Đây là căn cứ không quân, pháo 175 ly của quân đội Mỹ trước đây, bao vùng cho toàn chiến trường Bình Long, Phước Long. Còn thị xã An Lộc chỉ là cứ điểm về hành chánh mà thôi. Quân đội Mỹ không hề đóng quân nhiều tại An Lộc khi còn tham chiến bộ chiến tại vùng này. Nên VC phải dứt Quản Lợi cho sự an toàn của vùng LN nếu chiếm được, vì từ Quản Lợi, VNCH và Mỹ có thể quay trở lại, làm bàn đạp tiến chiếm lại Lộc Ninh. Duy trì sự có mặt tại phi trường Quản Lợi sẽ làm chậm quân VNCH, không xử dụng ngay được căn cứ QL mà phải được tái chiếm lại, sẽ gây khó khăn nếu quân VNCH muốn dùng phi trường QL để tiếp vận cho An Lộc và tái chiếm Lộc Ninh.
.
.
Nói tóm lại, tại sao quân VC không đánh thẳng vào ngay An Lộc thay vì Lộc Ninh, vì quân trú phòng ở An Lộc còn ít hơn, căn cứ trải rộng, công sự phòng thủ không dính liền vào nhau như Lộc Ninh. từ vùng Lưỡi Câu Fish Hook bên đồn điền Mimot căn cứ địa hậu cần cục R tới An Lộc chỉ 15 cây số sau khi băng biên giới, pháo 130 ly đặt bên Cam Bốt dư sức bắn qua dễ dàng. Hay VC sợ tấn công vào AL là vị trí tỉnh lỵ, sẽ làm cho Việt-Mỹ phản ứng mạnh hơn. Nhưng về phía Bắc, quân VC chẳng đã tiến chiếm được tỉnh ly Quảng Trị hay sao? hay vì sư đoàn 3 VNCH bỏ chạ nhanh qúa, bỏ ngỏ thị xã Quảng Trị coi như quà cho không biếu không cho VC, hay QT không gần SG bằng An Lộc. Nếu quân VC tấn công thẳng vào An Lộc từ ngày đầu tiên 4 tháng tư, thì đã xong. Quân VNCH còn trên Lộc Ninh coi như bị kẹt, cô lập mất đường về, và chủ lực sư đoàn 5 chỉ có trên hai trung đoàn ở vùng này, chưa phải là đơn vị thiện chiến nhất của VNCH và quân đoàn 3, Tư Lịnh SĐ 5, có thể quyết tâm tử thủ chết không hàng, nhưng chưa chắc đã giỏi về kế hoạch chiến lược có thể tử thủ An Lộc. Nhưng lúc này tư lịnh SĐ5, ĐT Hưng vẫn còn đóng ở Lai Khê, chưa kịp lên tử thủ, thì An Lộc có thể đã tháo chạy, bị mất về tay VC rồi.
.
.
Nếu VC tấn công ngay vào An Lộc thay vì Lộc Ninh, thả mở cửa cho tàn quân chạy về hướng nam, chỉ cần ba tiếng là họ sẽ bỏ chạy về tới Bình Dương, không cần chận đường thoát. Chỉ chận đường đi ngược lên của quân tiếp viện, cứ để cho quân VNCH trú phòng tại AL bỏ chạy lẫn lộn vào với dân chúng từ bỏ VC chạy loạn thành hỗn độn vô tổ chức thì coi như An Lôc sẽ thất thủ rất nhanh chóng. Nói chung, khi chận đường rút quân của An Lộc là lỗi lầm lớn của VC. Hay vì VC qúa tự tin là 3/4 dân chúng VNCH đã yêu thương ao ước chờ đợi được VC giải phóng, sẵn sàng mở cửa ra trải thảm đỏ chờ đợi (VC chưa thuộc bài học Tết Mậu Thân 68, đã cho biết ... ai yêu thương VC ?), còn quân An Lộc trú phòng sẽ giơ tay đầu hàng tại chỗ và gia nhập quân giải phóng ngay. Nhiều khi mơ tưởng qúa, tuyên truyền nhiều quá, chính lãnh đạo VC tự coi là sự thật luôn. Nhưng Chân Lý vẫn là: VC đi đến đâu, chưa đến, dân sẽ bỏ chạy, đến rồi, dân cũng liều chết chạy sau, như sau 75 bao triệu người đã ra biển đông ... cho dù chết chắc ... ra đi trong trong suốt bao nhiêu năm sau. Cột đèn đường nếu có chân cũng đã ra đi, ca dao tục ngữ của nhân gian sau này, sẽ ngàn đời còn đó !!!
.
.
Trong lúc này Miền Bắc CS hay VC, chữ nói tắt, ám chỉ người Việt theo chũ nghĩa CS, chiến đấu cho CS quốc tế, vẫn không biết là quân đội Mỹ bộ chiến có trở lại tham dự chiến trường VN nữa hay không vì VC đang tấn công gần như toàn diện bằng đại quân với tăng và đại pháo, chỉ thiếu không quân. Nên VC vẫn đánh dò dẫm chờ coi đại quân Mỹ có quay trở lại chiến trường VN hay không. Ngay chính VNCH vẫn hy vọng bộ quân Mỹ trở lại chiến trường. Chuyện chính trị khó biết được.
.
.
.
Căn cứ Hùng Tâm ở giữa Lộc Ninh và An Lộc, không đưa quân lên tiếp cứu LN được cũng đang bị pháo dữ dội vào ngày 7 tháng tư, nguy cơ sẽ bị tấn công. Được lệnh rút quân về An Lộc với các trang bị nặng như Pháo và quân xa, nhưng chiến đoàn 52 (chỉ huy CĐ này là Trung Tá Nguyễn bá Thịnh cùng vài cố vấn Mỹ) này với trên hai tiều đoàn cũng không tiến ra được QL13 xuôi nam, mà lại trở về căn cứ. Quyết định của ĐT Hưng, chỉ huy SĐ5, tư lệnh mặt trận An Lộc là bỏ hết cơ giới nặng, phá hủy làm cho bất khả dụng rồi di hành bộ chiến rút lui về AL. Ngày 7 tháng tư, chiến đoàn 52 lại quyết liệt lui binh vào những ổ phục kích chờ sẵn của quân VC. Trận chiến trở nên ác liệt, chỉ cách An Lộc duới 10km. Trực thăng tấn công và chiến đấu cơ của Mỹ tham dự dữ dội để bốc các cố vấn Mỹ, cuối cùng họ cũng làm được nhưng bị thiệt hại thêm, có những phi hành đoàn trực thăng Mỹ tử thương vì phòng không VC.
.
.
.
.
Coi Như toàn bộ quận lỵ Lộc Ninh đã lọt vào tay quân VC, chỉ có một số nhỏ binh sĩ VNCH thoát về được tới An Lộc phía nam. Trận chiến Lộc Ninh, quân VNCH thất thủ, tuy nhiên thất thủ trong trận chiến chứ không đầu hàng hay bỏ chạy nhanh chóng như trên trận chiến Quảng Tri, nơi đó quân VNCH đầu hàng tới mức trung đoàn, cố vấn Mỹ tháo chạy trước. Không quân VNCH và Mỹ được điều động hoạt động yiểm trợ mạnh cho Lộc Ninh, gần như toàn bộ các cấp chỉ huy cấp trung đoàn VNCH đểu tử thương hay bị bắt sống kể cả các cố vấn Mỹ cũng chung số phận, tử thương và bị bắt sống chứ không trốn chạy trước khi bị tràn ngập. Sự chống cự này đã gây thiệt hại nặng cho các đơn vị tấn công VC tại Lộc Ninh. Cho nên, VC phải ngưng nghỉ, chỉnh đốn, tăng viện, tái bổ xung cho chiến trường trong nhiều ngày, trước khi có thể xuôi về nam tấn công thị xã An Lộc, mất một tuần sau, trận tấn công bộ chiến mới bắt đầu tại đây được. Trong thời gian trì trệ qúy báu đó, đã giúp cho Thị Xã AL được tăng viện kịp thời và bố trí kế hoạch phòng thủ.
.
Hoặc như nói ở trên, quân VC không có mục tiêu chiếm An Lộc, chỉ khi LN thất thủ quá nhanh hay dễ dàng bị tràn ngập hơn dự tính, nên cùng thời gian đó không có quân VC đủ để bao vây ngay An Lộc hay tấn công, chỉ có đường huyết mạch QL13 bị chận từ trên Lai Khê, chuyện chặn quốc lộ đã xẩy ra thường xuyên từ nhiều năm trước, coi như chặn đại quân tiếp viện của VNCH cho trận chiến Lộc Ninh, là chuyện không có gì lạ trong chiến tranh từ khi bắt đầu, chỉ lạ là lần này quân VC quyết định đóng chốt luôn chứ không rút đi như trước đây.
.
.
.
Nói về tăng viện, thì đến chiều ngày 7 tháng tư, hai tiểu đoàn 36, 52 và bộ chỉ huy của Liên Đoàn 3 BĐQ được tiếp tục hoàn tất bốc bằng trực thăng Chinook từ Tây Ninh đến phi trường An Lộc, lúc này còn xử dụng được, nhưng nằm trong tầm pháo cối của VC gần đó, khi BĐQ đổ quân, VC pháo vào có làm bị thương sĩ quan và binh sĩ của LĐ, kể cả Liên Đoàn Trưởng. Bộ chỉ huy LĐ BĐQ được chỉ định đóng tại trại biệt kích Mỹ cũ, CDIG, B15, theo lời mô tả của Đại Úy Nguyển quốc Khuê sĩ quan hành quân liên đoàn viết trong hồi ký. Đại Tá Hưng đã phân định vị trí cho các tiều đoàn BĐQ đóng từ hướng bắc như TĐ31 đến ngày 6 tháng tư trải từ đồi Đồng Long đến cầu Cần Lẻ, TĐ 36 từ đông bắc phi trường qua đông vào rừng cao su Quản Lợi. TĐ 52 trải quân phiá đông An Lộc tiếp cận rừng cao su Quản Lợi cho tới một đại đội được rải xa nhất tận đồi 169, trên khoảng 4km về hướng đông nam của AL. Về hướng bắc, TĐ 31 BĐQ chờ đón các đơn vị VNCH thoát về từ Lộc Ninh.
.
.
Đó là tình hình quân trú phòng tại TX An Lộc, có các tiểu đoàn cơ hữu của tiểu khu Bình Long, Trung Đoàn 7/SĐ5 và Liên Đoàn 3 BĐQ tăng viện tới ngày 7 tháng tư. Chiến trường xẩy ra sát An Lộc nhất là phi trường Quản Lợi khoảng 5km đông bắc AL đã bị quân VC tấn chiếm vào ngày 5 tháng tư. Cũng có tài liệu của cố vấn Mỹ Willbanks nói là tới ngày 7 tháng tư VC mối tấn công tại phi trường QL.
.
.
Cuối ngày 7 tháng tư, toàn diện quận lỵ Lộc Ninh đã thất thủ, tàn quân VNCH trên vùng này đang tìm đường thoát về An Lộc bằng từng toán nhỏ, toàn lực lượng chiến xa thiết giáp của quân VNCH đều bị đánh tan phía trên chi khu Lộc Ninh, Pháo binh bị mất toàn diện hay được phá hủy, hy vọng là như vậy vì phá hủy súng không khó lắm, chỉ phá bộ phận nhắm hay cho lựu đạn lân tinh vào nòng súng sẽ làm chẩy các đường xoắn hướng dẩn đầu đạn. Lực lượng của VNCH trên quận LN có trên 3000 quân, chưa biết bao nhiêu sẽ thoát khỏi nút chặn của quân VC về hướng nam. Vùng tiếp cận ranh quận An Lộc, ngay tại đó vẫn đang còn Chiến Đoàn 52, trên hai tiểu đoàn đang bộ chiến, băng đường về An Lộc.
.
.
.
.
.
Về phía Nam, ra khỏi căn cứ Lai Khê, Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù, ĐT Lê quang Lưỡng chỉ huy, với ba tiểu đoàn, cùng thiết đoàn 5 thiết giáp với chiến xa, bắt đầu ra khỏi căn cứ Lai Khê tiến lên hướng bắc QL13, đánh giải tỏa các chốt VC chận đường. Đầu tiên là giải tỏa đoạn đường Lai Khê - Chơn Thành để tiến lên thông QL13 đến An Lộc để giải vây, đoạn đường từ LK tới AL là trên 60km. Dài như vậy, nên VNCH cần phải có thêm quân giải tỏa, LĐ1 Dù chỉ đi tuyến đầu xung kích, chứ sau đó còn phải có nhiều lực lượng để trấn giữ đường đã thông suốt, nếu không VC chỉ lui ra cho Nhẩy Dù đi qua, rồi lại ra đóng chốt trở lại. Bộ Tổng Tham Mưu quân đội VNCH đang chuẩn bị mang quân từ Miền Tây lên, vì chiến trường dưới vùng này lắng dịu không chịu tấn công đổng loạt của quân VC trong kế hoạch tấn công đầu năm 72, như các chiến trường chính đang đồng loạt xẩy ra từ Quảng Trị xuống Komtum và Bình Long
.
.
.Cuối ngày 7 tháng tư, Quận Lỵ Lộc Ninh đã thất thủ, bộ chỉ huy TD/SĐ5 tan rã sau khi bị tràn ngập. Chiến đoàn 52 với trên hai tiểu đoàn khoảng 1000 người đang bộ chiến rút về An Lộc trên đoạn đường 10 km, đang chiến đấu sống còn với quân VC phục kích chận phía trước và đuổi theo từ phía sau, trận đánh tại đây đang ác liệt sang ngày thứ hai. Ngày 7 tháng tư Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu họp báo cho biết sẽ giữ vững Thị Xã An Lộc bằng mọi gíá. Không lui binh, phải tử thủ An Lộc.
.
.
Chiến trường Lộc Ninh là đòn quá nặng đánh vào QĐ3, chỉ cách Saigon 130km. Chỉ không tới một năm trước, quân VNCH còn hiện diện tại Snoul cho dù đang bị bao vây ở bên Cam Bốt, mà chỉ một năm sau, quân VC tràn qua với tiếp liệu mới, Tăng T54, PT76, tăng phòng không, tới pháo binh 130 tầm xa, bắn nhanh, toàn tiếp liệu mới đó, từ miền Bắc đưa vào qua cả ngàn cây số đường rừng, đầy đủ xăng dầu, tràn ra tấn chiếm một quận của VNCH chỉ cách Saigon vài giờ xe. Một ngạc nhiên mà bây giờ VNCH mới nhận ra. Có cấp chỉ huy quân đội VNCH còn không tin là VC có tăng T54 hay pháo 130 ly, đòi mang chứng cớ vỏ đạn về như trên chiến trường Kontum vùng 2.
.
.
Một cảnh giác rất mạnh cho VNCH, một gáo nước lạnh, không biết, tình báo, quân báo, thám thính hoạt động như thế nào. Trong khi các toán biệt kích lấy tin như Lôi Hổ của BCND81 thì không được thả toán lấy tin chính xác trong vùng có VC tại Cam Bốt gần Bình Long và trong lãnh thổ bắc và tây Bình Long. Như vậy quân đoàn 3 VNCH hoàn toàn bị bch VC vùng này qua mặt dễ dàng. VC thành công trong những cuôc lui quân vì thế yếu bên Cam Bốt từ hai năm trước, tránh đụng độ lớn để bảo toàn quân số khi VNCH tràn qua biên giới dưới thời tướng Đỗ cao Trí, VC bảo toàn, tăng cường tiếp tế, lui về vùng căn cứ cũ để có thể chờ đợi quân VNCH lơ là thiếu phòng thủ, đánh đột kích một trận lớn tầm cỡ quân đoàn vào Lộc Ninh và nhanh chóng kết thúc chiến trường.
.
.
Khác với chiến trường Quảng Trị, các toán cố vấn Mỹ, ở lại sống chết, bị bắt cùng với quân VNCH cho nên tinh thần chiến đấu cao hơn, nhất là chuyện điều hành xin không quân Mỹ yiểm trợ được nhanh chóng, chính xác nhất là các phi cơ hoả lực như Ac-130 Spectre và AC-119 Stinger "Dragonfire" Hỏa Long. Cố vấn trưởng quân đoàn 3, thiếu tướng Hollingsworth cũng cho các toán cố vấn biết là họ sẽ chung số phận với các đon vị VNCH trên chiến trường, chiến đấu chung cho sống còn, và dĩ nhiên không quân Mỹ phải yiểm trợ tối đa để bảo vệ các sĩ quan cao cấp của họ bên dưới trận địa.
.
.
sẽ tiếp bài thứ ba ...
By Duongtiden
.
.
an loc binh long, duongtiden, duongtiman, tien duong aia, anloc battle, chien truong an loc, binh long an loc, an loc va toi, .
.