copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Saturday, July 24, 2010

An Lộc, Bình Long và tôi, một truyện dài. Bài phụ lục thứ sáu. Hỏa tiễn cá nhân chống tăng tại chiến trường hè 72. By duongtiden.


.
.
.
.

.
z-td-anloc-m72-text.jpg picture by tddesign
.
.
.
Trong trận chiến An Lộc, vũ khí chống tăng của quân phòng thủ hiệu nghiệm và nổi tiếng nhất là hỏa tiễn cầm tay cá nhân M72. Loại súng phóng hỏa tiễn này xuất hiện, trang bị cho quân đội VNCH vào khoảng 1970, dùng để công phá những công sự phòng thủ trước, và sau đó là các chiến xa của VC. Vũ khí bắt được của địch là súng phóng hỏa tiễn, hay đạn công phá B40-41 được đưa vào Nam từ những năm 66, 67 để công phá các quân vận hay chiến xa của VNCH, loại súng này rất công hiệu và vẫn còn thông dụng cho tới chiến trường hiện nay tại Iraq và Afghanistan.
.
.
Trong trận chiến An Lộc, quân phòng thủ cũng đã dùng lại súng tịch thu của VC, B40-41 bắn tăng VC rất công hiệu. Loại này là súng rời, ống phóng riêng dùng cơ bản bắn từng quả đạn hỏa tiễn gắn vào đầu súng phóng đi. Xạ thủ dùng súng này, là xạ thủ chuyên môn, không dùng mang theo vũ khí khác cùng lúc.
.
.
Loại hỏa tiễn nhẹ, M72 của Mỹ trang bị cho VNCH, theo hệ thống quân sự của Mỹ, dựa theo tài nguyên dồi dào và tiếp viện nhanh chóng, co 1thể dùng với số lượng ồ ạt, và dĩ nhiên rất tốn kém, dùng một lần rồi bỏ đi, tuy nhiên có thể trang bị thêm cho từng cá nhân chiến đấu kèm theo vũ khí cơ bản của từng người. Khó tịch thu được vũ khí này, vì dễ dàng khai hỏa ngay, chứ không bị bỏ lại, như súng rời B40-41 và đạn hỏa tiễn rời của VC.
.
.
Trong chiến trường AL, khi lữ đoàn 1 Dù tiến vào tăng viện phòng thủ, họ mang thêm một loại hỏa tiễn chống tăng mới, TOW, bắn một lần dùng là 4 trái hỏa tiễn. Loại này nặng, không trang bị cho từng cá nhân, thuộc về loại vũ khí cộng đồng.
.
.
Một kỷ niệm từ chiến trường AL, là thu hồi những ống phóng M72 đã xử dùng rồi, cắt ống nhôm ra làm thành những vòng đeo tay, khắc chữ trên đó bằng đóng những đầu nhọn dấu đinh xuống. Còn ngoài ra, gỡ sạch những bộ phận nhắm, dùng làm ống đựng giấy cho sinh viên Kiến Trúc quấn đựng họa đồ vẽ trong đó, tuy nhiên đeo vai đi ngoài đường trong Saigon, hay bị Quân Cảnh dòm nghó, nên hồi sau cũng bỏ thôi không đeo nữa.
bài đang viết ...
.
.
.
ztdanloc-t54-m72-333.jpg picture by tddesign
.
Hình này chụp từ hướng Nam nhìn về hướng tây bắc, trên đại lộ Hoàng Hôn, Chợ Mới nằm phía sau dẫy nhà lầu bê tông. Bộ chỉ huy trung đoàn 8, nằm bên trái của hình, cách nơi này gần 100m. Đây là chiếc T54 được chụp hình nhiều nhất trong cuộc chiến. Khi bị bắn hạ, nòng súng đưa cao lên trời, như đi diễn hành, chứ không nằm ngang ở vị trí tác chiến, chứng tỏ chiếc tăng và đoàn viên VC đang đi dạo chơi trong AL thì bị bắn hạ. Thời gian chiếc tăng này bị hạ là từ ngày 13 tới ngày 16 tháng tư năm 1972.
.
.
ztdal-t54-333.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
ztdal-t54-333-m72.jpg picture by tddesign-1
.
.
ztdal-m72-td8-dlhh.jpg picture by tddesign-1
.
.
ztdal-b40.jpg picture by tddesign-1
.
.


.
ztdanloc-b40-41.jpg
.
.
.
ztdal-m72-chonthanh.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
ztdal-bcnd81-m72.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
ztdal-dendi-m72.jpg picture by tddesign-1
.
.
Ngày 13 tháng tư, 72. Khi đơn vị tăng đầu tiên của VC, theo QL 13, từ phía bắc Lộc Ninh tiến vào An Lộc, tới đây QL 13 là đường Ngô Quyền, một con đường bình thường, khi vào đến khu chợ Mới thì có các nhà phố gạch hay bê tông đúc xây sát đường. Số tăng này coi như AL đã được giải phóng, họ chỉ đi vào chơi hay dạo mát thôi, nên nòng phóng dương lên trời cao, chứ không nằm ngang ở vị trí tác xạ. Cho đến khi bị tấn công, thì một vài chiếc mới hạ nòng xuống, và đa số theo ghi nhận, không có bắn phát đạn nào, kể cả những đại liên trên pháo tháp.
.
.
ztdal-m72-anloc.jpg picture by tddesign
.
.

Theo ghi nhận chưa được kiểm chứng, thì chiếc tăng đầu tiên bị bắn hạ do đơn vị Địa phương Quân và Nghĩa Quân cơ bản của tiểu khu Bình Long, nằm ở vị trí đầu phía tây bắc, có lẽ là đơn vị rút về từ đồi Đồng Long, được tái bố trí. Trong vài ngày đầu cuộc chiến khởi sự có tăng của VC tham dự, thì lực lượng phòng thủ chỉ có Tiểu Khu Bình Long với trên hai tiểu đoàn địa phương, trung đoàn 8 chỉ với hai tiểu đoàn, trung đoàn 7 của sư đoàn 5. (còn trung đoàn 9 thì bị tan hàng ở Lộc Ninh trong tuần trước, Liên Đoàn 3 BĐQ với 3 tiểu đoàn, một thành phần sót lại của chiến đoàn 52 của sư đoàn 18 từ Cần Lê, 10 km bắc của AL rút về.
.
.
Trong trận giao tranh với tăng VC trên đường phố An Lộc, không khó mấy với lực lượng tử thủ, vì những chiếc tăng không kinh nghiệm tác chiến trong thành phố chật hẹp, không có đội hình hay chiến thuật dàn hàng ngang từ từ đánh và bắn phá, mà chỉ đi vào những con đường có sẵn, kể cả tránh qua những chướng ngại vật, các quân xa của VNCH, xe cộ lớn của địa phương làm vật cản đường. Không có các lính VC bộ hành tháp tùng ứng chiến cùng với tăng, nên cuối cùng những chiếc tăng chỉ là mồi ngon cho lính trong AL thực tập tác xạ đủ mọi kiểu với M72 và trọng pháo 105 và 155 bắn trực xạ.
.
.
Sau một tuần đầu tấn công với vài đợt cho tăng vào ALtrong tháng tư, nhưng chỉ bỏ xác tăng nằm lại đầy đủ, thì tới phiên Lữ Đoàn 1 Nhẩy dù do Đại Tá lê quang Lưỡng chỉ huy, trực thăng vận đổ vào phía đông AL, chung quanh khu vực đông đồi Gió vào giữa tháng tư. Từ đây họ đánh thốc, mở đường vào tăng viện cho quân phòng thủ, mang theo vũ khí chống tăng mới được trang bị là M202. Loại súng hay ống phóng hỏa tiễn bốn nòng, mỗi lần nạp nguyên băng 4 trái hỏa tiễn, loại M74, HEAT, tức là high explosive anti tank, loại đầu đạn với chất nổ cao để chống tăng. Loại này bắn liên tiếp 4 trái hỏa tiễn, sau đó lại nạp một lượt 4 trái khác và bắn tiếp.
.
Loại súng phóng hỏa tiễn này được hai tiểu đoàn 5 và 8 Dù, dùng tại mặt trận phía Nam Xa cam và phía Tây, đối diện với Ty Công Chánh Bình Long, trong những đợt tấn công khoảng tuần thứ hai của tháng năm, 1972.
.
.
ztdal-m72-anloc.jpg picture by tddesign
.
.
.

Qua những ngày sau, VC lại tấn công với tăng tiếp tục, nhưng lần này có thêm các tiểu đoàn tùng thiết, đi kèm với tăng. Nhưng do kế hoạch đã tính trước, các khẩu pháo còn lại của sư đoàn 5 và các khẩu cối, đã dọn chỗ chọn bãi pháo nhắm vào đường tiến quân của tăng và lính VC tháp tùng, nên lực lượng tùng thiết VC phải thoái lui khỏi vị trí chung quanh tăng tìm chỗ nấp pháo. Trong lúc đó thì tăng VC lại tăng ga lẻ loi đơn độc tiến vào nhanh hơn, cuối cùng trở thành cô đơn, trên đường Ngô Quyền có 5 chiếc T54 xếp hàng đi theo hàng một gần nhau. Lực lượng phòng thủ và chiến đấu cơ, trực thăng tác chiến, tấn công chiếc đầu và chiếc cuối. Một đoàn 5 chiếc tăng đành nằm yên đợi đến phiên được bắn cháy, các toán viên tăng lần lượt bị hạ bằng vũ khí cá nhân nếu còn thoát ra được.
.
.
Có một số tăng, chỉ đi lòng vòng, lạc đường, không biết mục tiêu tấn công được chỉ định trước nằm ở đâu, vì lực lượng phòng thủ không chỉ ở trong các trại lính (chỉ có vài trại) mà trái lại đóng rải rác khắp nơi trong các căn nhà hai ba từng kiên cố, hay tại các hầm công sự đào khắp nơi trong thành phố. Vài chiếc tăng đã đầu hàng khi chạy hết xăng. Còn bắn phá, thì tăng không thấy mục tiêu ở đâu hết, không biết nơi nào là bộ chỉ huy của các đon vị phòng thủ.
.
.
thu-don-chien-truong.jpg picture by tddesign
.
thâu dọn súng đạn B40 bên xác địch trên chiến trường để dùng lại
.

.
ztdal-m72-anloc.jpg picture by tddesign
.
.

Ngay cả vũ khí chống tăng của VC rất hiệu nghiệm là B40 cũng được các đơn vị trú phòng của An Lộc mang ra xử dụng thêm vào để hạ tăng của VC. Trận chiến tại AL, lính VNCH phòng thủ không còn chiếc tăng nào, Lữ Đoàn 1 thiết kỵ, với gần 30 chiến xa đủ loại đã bị thiệt hại hết từ trận đánh Lộc Ninh trước đó. Chỉ có một chiếc thiết vận xa M113, xe bọc sắt chạy thoát được về đến An Lộc.
.
.

ztdal-ld1du-m72.jpg picture by tddesign
.

.

an loc binh long va toi, duongtiman, duongtiden.
.
.




Tuesday, July 20, 2010

nhà tre nhỏ, chòi tre. duongtiden.

.
.

.
.
.

z-td-bamboo-cabin.jpg picture by tddesign
.
bạn sẽ ngạc nhiên khi biết cái chòi tre này được làm tại Pháp. Mái tre chẻ nhỏ nhìn cũng hay, có lẽ nên thếm giấy dầu, felt, xen kẽ bên dưới lớp mái tre thì sẽ kín nước nhiều hơn. lâu lắm mới sưu tầm được cái chòi tre có nhiều nét đặc thù như vầy.
.
.
.
z-td-bamboo-cabin.jpg picture by tddesign
.
.
bamboo hut, choi tre, duongtiden, duongtiman.
.
.


Saturday, July 17, 2010

An Lộc, Bình Long và tôi. Một truyện dài … Bài thứ chín tiếp theo. By duongtiden.

.
.






.
Lính Mỹ đóng chốt trên quốc lộ 13 giữ an ninh, chiếc xe đò già Bình Long - Sàigòn chạy chậm chạp phía trước.
.
.
An Lộc, Bình Long và tôi. Một truyện dài … Bài thứ chín tiếp theo. By duongtiden.
.
  
.

 Ngày tháng đi qua sân trường tiểu học An Lộc, tôi học lớp nhất, theo chương trình của má, thì xong bằng tiểu học, tôi sẽ về học trung học tại Saigon, gĩa từ vùng đất đỏ, gĩa từ rừng cao su ngút ngàn, lá vàng rụng đầy vào mùa thu, trên cây đôi khi còn lủng lẳng những chiếc lá được kiến kết dính chùm lại làm tổ trên đó,còn dính lại trên cành không chịu rơi.
.
.
z-td-anloc-rungcaosu-fall.jpg picture by tddesign-1
.
nếu không có chiến tranh trong rừng cao su ... !!!, đây là một nơi rất lãng mạn. .. rất yên lặng.
.
 
.
Lớp nhất của tôi chỉ có chừng ba mươi mấy đứa, ngồi học hai dẫy bàn đóng dính ghế và bàn lại với nhau, trên mặt bàn khoét những lỗ hủng để cho bình mực vào đó. Bình mực lúc đó có loại không đổ được, làm bằng nhựa, bên trong có hình cái phễu dính từ cổ bình mực theo hình cái phễu thu nhỏ xuống dưới đáy bình, đổ mực thêm vào thì được, nhưng đổ ngược bình mực thì mực không chẩy ra, vì có vòng nhựa kín hình cái phễu đưa mực chầy xuống khu nắp bình, lại thành đáy bình mực, không chẩy ra ngoài, trừ khi lắc đủ chiều, thật mạnh thì mực mới văng ra. Còn cho bút ngòi sắt vào chấm dính mực thì được. Bình mực lại có tên “hondo” tức là hổng đổ, khi đổ khuôn bình có chữ hiệu này nổi ra bên hông. Khi đi học xách cạp táp, thì bình mực có vòng tròn nơi miệng, được móc ngón  tay cầm lủng lẳng bên ngoài, lỡ có làm bể bình thì không bị mực dính vô sách vở trong cặp.
.
.
.
z-td-anloc-hondo.jpg
.
.
.
 

Bây giờ không còn cảnh con nít cắp cặp đi học, tay cầm theo bình mực, đi bộ một chút, lại ngồi xuống chơi bắn bi chút, để lọ mực qua một bên, tới khi đi lại bỏ quên bình mực, khi không thấy, phải quay lại kiếm bình mực “hondo” này. Viết thì bằng cán cây hay cán nhựa, đầu gắn ngòi viết bầu, hay lá tre, mài chéo qua một bên để khi viết có lằn đứng nhỏ, lằn ngang to rộng ra cho có xì tin, kiểu cọ. Mực viết là mầu xanh hay mầu tím học trò, viết xong, mực còn ướt cho khỏi lem, cần tờ giấy thấm mầu hồng chậm lên trên, hút mực cho khô. Tập vở thì kẻ hai hàng đôi khi còn nhỏ tập viết chữ, lớn lên thì tập vở kẻ hàng năm lằn để viết chữa nhỏ, thông dụng nhất là vở Olympic có trái địa cầu với hình người bán thân cầm đuốc bên trên, rồi tập vở hiệu xích lô máy, có hình xe xích lô máy trên bìa, thường mặt sau là bản cửu chương, dùng làm toán khi chưa thuộc cửu chương. Tập vở được bao lại bằng giấy dầu mầu vàng úa nhạt, hay giấy mầu xanh tím đậm, rồi có dán nhãn in sẵn kẻ hàng đầu cuốn tập để ghi loại môn học, hay nhãn gọi là ê ti kết làm bằng tay, dán bằng hồ keo, hay bằng cơm nguội đè nát ra.
.
.
Viết ngòi sắt chấm mực là bạn đồng hành hàng ngày, trường cấm viết Bic nguyên tử, cấm luôn viết máy, vì còn nhỏ, phải tập viết bằng ngòi sắt chấm bình mực. Cây bút ngòi này còn là vũ khí cho con nít tụi tui khi oánh nhau, dùng để đâm vào tay đứa khác. Trong lớp, tui qua một màn đánh trúng đứa nào đó, nó cầm viết ngòi sắt đâm tui, trúng ngón tay cái, chẩy máu, luời biếng không chịu nặn máu ra và đi rửa tay, mực dính lại khi lành vết đâm, thành ra ngón tay, mặt bên trong, giờ vẫn có một vết xâm mực xanh dương mờ nhạt thời con nít An Lộc. Đôi khi quên, khi rửa tay cứ chà xà bông hoài cho bong vết xanh dơ này đi, té ra mới nhớ lại thời oánh nhau đâm chém bằng ngòi bút mực, để lại vết thương dính mực học trò thành vết xâm thời thơ ấu, mực xanh của An Lộc. Không nhớ thằng nào quá du côn du đãng dám đâm lủng ngón tay tui, không biết tui có đâm lại nó cái nào không. Sau này lớn lên, sau tết Mậu Thân, tôi dự khóa cứu thương khi đi Hướng Đạo, học cách rửa tay chà xà bông đánh bàn chải kỹ lưỡng, đưa hai bàn tay cao lên cho nước chẩy xuống cùi chỏ chờ khô, tôi mới để ý tới vết xâm ngòi bút này, vì rửa hoài không ra. Nhất là phải rửa tay thật kỹ khi đi thay băng vết thương cho con nít trong bệnh viện Nhi Đồng, khu ngoại thương của bác sĩ Trần xuân Ninh, bạn của anh Hùng, là anh hai của tui.
.
.
Lớp Nhất ở cái tỉnh nhỏ, ngày học tới hai buổi, trưa về ăn cơm, ngủ chút nếu muốn, rồi lại cắp sách đi học, trường lớp rộng rãi, ít học sinh, một thầy dậy chỉ có vài chục đứa. Tôi hông nhớ tên thầy dậy lớp Nhất tên gì nữa, chỉ nhớ, có một hôm, mấy thầy đi bộ từ trường qua toà hành chánh đối diện rồi vác về mỗi thầy một khẩu súng shotgun, với chùm đạn vỏ bao ngoài mầu đỏ cột dây thun thành một bó, để dựng ở góc lớp, hết giờ thì mang về nhà cất. Mấy thầy cũng phải lãnh súng đạn mang về nhà cất để phòng thủ thị xã.
.
.
 
Chuyến xe đò Bình Long - Saigon lần cuối cùng của tuổi thơ ..
.
.
 
 
Thỉnh thoảng thì tui được má dẫn theo, đi xe đò về SG chơi. Buổi sáng sớm, thường đi chuyến thứ nhì cho xe khỏi đụng mìn VC trên quốc lộ 13, hay bị đắp mô, thường chuyến đầu sáng sớm đi hay bị chuyện này. Tôi hay bị ói mửa khi đi xe đò vì ngộp không khí, nên thường là lấy ghế ngồi đầu ngay cạnh tài xế, tôi ngồi với má, sát cửa sổ để có thể mửa cho dễ và mở hé cửa cho gió lạnh vào mặt, được dễ chịu hơn. Thỉnh thoảng thì cũng phải ngừng xe đò chạy hay chạy chậm, để chờ xe thiết giáp đi mở đường, có khi nhìn thấy những mô chướng ngại vật được dẹp qua một bên, có khi đi qua nơi trận đánh vừa xẩy ra, mấy người lính ngồi rải rác hai bên đường ăn uống, còn thấy những vết cỏ tranh cao nằm xẹp xuống một bên với những vết máu, đó là đường rút lui của VC, họ kéo xác những người chết theo sau làm rạp cỏ tranh thành lằn dài. QL 13, con đường nhỏ, hai xe qua lại tránh nhau được, cây cao su trồng sát đường, cây cỏ cũng vậy, có khi cây rũ cả cành cây vô đường lộ. Có khi VC ra chặt vài cây cao su cho ngã vô đường cản xe di chuyển, như vậy là mọi người phải ngừng dọn dẹp, hay chờ xe lính đi tuần đến tháo dỡ nếu nghi có mìn bẫy.
.
.
3045221582_60d1035765_o.jpg picture by tddesign-1
.
 
.
Những phục kích nhỏ, đặt mìn thì có, nhưng chưa thấy những trận đánh lớn dọc đường 13, đoạn nguy hiểm nhất thường là gần khu Xa Cát, Xa Trạch đi gần về Chơn Thành. Có lần nghe kể, mấy ông sĩ quan thiết giáp trại đóng phía sau cư xá công chức của tôi, hay lấy xe jeep về SG chơi, thường thì mấy người với súng đạn ngồi trên xe cứ thế phóng vể SG rồi trở lại. Có lần xe bị phục kích, nghe nói ông sĩ quan bị bắn lủng ngực, người lính lái xe trúng đạn xước đầu, cứ thế chạy về tới tỉnh, thì xe bể bánh ủi vô hàng rào đầu tỉnh, nhưng mọi người trên xe đều sống sót.
.
.
Mùa hè, anh chị ở SG về đây chơi ít ngày, má thường lấy hẹn đi vô bịnh viện Quản Lợi để cho ông bác sĩ Pháp khám tổng quát cho mọi người. Khi về SG học đệ thất rồi, hè tôi vẫn về lại An Lộc chơi cả tháng. Cho đến 64, tôi vẫn đi về lại Bình Long, những khi có dịp nghỉ. Má thì về lại Bình Long ở, mang thằng em út tôi lên ở trên đó, thường thì má về SG thăm tụi tui mỗi tháng. Anh chị em tui ăn cơm tháng, thuê nhà ở trong hẻm đình Phú Thạnh 199/ …. đường Lê văn Duyệt, hẻm có lò Thái Cực Đạo của Đặng huy Đức trong đình Phú Thạnh, đi lòng vòng phía sau thì đi ra đường rầy xe lửa cuối chợ Vuờn Chuối đường Phan Thanh Giản, góc Nguyễn thượng Hiền, xéo góc bót cảnh sát quận Ba.
.
.
.
z-td-anloc-ql13.jpg picture by tddesign-1
.
.
 
.
 
Một lần, hình như là cuối năm 64 hay đầu năm 65, tôi về Bình Long chơi như mọi lần. Khi lên, xe đò đi qua đến khu Xa Trạch rồi, thì dọc đường, hàng cây cao su sát lộ bị chặt ngã ra đường quốc lộ 13. VC chận xe, họ chặt cây kéo ra cản QL, sau đó lùa xe chạy qua hàng cây cao su bên trong, treo cờ trên cây, tập họp mấy xe đò bị chận lại từ trước, bắt mọi người xuống xe, vô rừng cao su, làm lễ mít tinh, nghe tuyên truyền. Khi xe tôi phải ngừng phía sau, chờ theo lên rẽ vô hàng cây cao su bên trong dọc QL. Tôi nhìn thấy như vậy. Nhóm VC không đông lắm, vài chục người, họ mặc quần áo đen, áo xanh dương đậm, mầu thường mặc của công nhân đồn điền cao su. Tôi thấy một đứa nhỏ, cũng chừng tuổi tôi, nó cầm khẩu tiểu liên Thompson, đeo dây trên vai, thõng súng ngang hông, tì tay trên nòng súng, đứng trên một mô đất nhìn mọi người. Nó mặc áo xanh dương đậm, quần đen, thắt lưng áo bỏ trong quần, chân đi đôi bốt cao su cao tới bắp vế của mấy người cạo mủ. Tôi thấy kinh ngạc lắm, cứ nhìn đứa nhỏ VC hoài.
.
.
.
 
3045221588_8a6a5a2ef7_o.jpg picture by tddesign-1
.
cái xe đò này không phải là loại tôi hay đi, xe tôi đi nhỏ hơn, chạy tốc hành, đi nhanh, không ngừng lấy khách thêm, thường là khách đường dài, Bình Long-Saigon.
.
.
 
Má cũng nhìn thấy như vậy, bà kéo tui đang cố dòm qua cửa hông xe, từ từ kéo tui sát vô người, kéo tui gập đầu xuống đùi bà, tui không hiểu gì cả, má nói nhanh thật nhỏ: đừng để họ nhìn thấy, sẽ bắt con đi theo. Tôi chợt hiểu. Xe tôi còn nằm trên quốc lộ, chờ lăn bánh theo mấy xe trước rẽ vô hàng cây cao su bên trong. Má ấn tui ngồi xuống luôn dưới sàn xe, chùi hai đùi bà lên lưng tui, đè tui xuống dưới, móc túi xách lấy mền mỏng và áo khoác ra che lên đùi, phủ kín tui bên dưới, lấy dầu ra sức, bắt đầu ho sù sụ.
.
.
Lúc còn ngồi nhìn mấy xe trước ngừng lại rẽ vô rừng, thi toán VC đi dọc xe, đưa nón ra yêu cầu đồng bào cho tiền ủng hộ, họ vỗ tay vào thùng xe, yêu cầu mấy người xuống xe đi vô nghe tuyên truyền, tài xế, và mấy người gìa thì không xuống cứ ngồi yên trên xe, đậu bên ngoài đường đất giữa hàng cây cao su sát QL. Tôi chui dưới gầm xe, dưới ghế, tim đập thình thịch sợ lắm, họ đi tới sát xe đò tui ở bên dưới, đập tay vào thùng xe, cất tiếng mời bà con quyên tiền cho tặng phẩm ủng hộ cách mạng. Có tiếng cất lên: sao bà không xuống xe vô trong đó? . Má trả lời: tui đau chân trật mắc cá, lên xuống khó khăn, đang bịnh về SG đi nhà thương, để tui ủng hộ cho cách mạng. Má kéo túi mở ra lấy tiền. Tiếng người VC đi xa ra phía sau, tiếp tục đập tay vô thùng xe, dục mấy người ngồi trong xe phía sau xuống xe, vô dự mít tinh. Tui sợ lắm, không thấy gì hơn là cố thu người thật nhỏ dưới sàn xe cho biết mất đi nếu được.
.
.
z-td-anloc-rungcaosu.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
 
Trong xe cũng còn mấy người già không xuống xe, họ nói chuyện nhỏ phía sau. Ông tài xế ngồi bên cạnh, cũng nói nhỏ: ráng đi, chừng chút nữa là họ cho đi, không dám chận lâu đâu, cốt ý chỉ thu tiền bạc thôi, sợ tụ lâu lính kéo tới là đụng to. Không biết ông ta có thấy là má dấu tui dưới sàn xe không. Trên xe có mấy đứa nhỏ xíu nữa, có tiếng khóc, mấy người có con nhỏ, họ cũng không xuống xe đi vô trong, mà ngồi lại với mấy đứa nhỏ. Ông tài xế xe đò này cũng biết má con tui, vì buổi sáng sớm ông ta ghé ngang qua cư xá đón. Khi về SG, má con tui không ra bến xe đò, mà khi xe đi ra đầu tỉnh thì ghé ngang nhà đón, vì đã dặn lấy trước chỗ ngồi bên cạnh tài xế. Khi lên cũng vậy, xe tạt qua nhà cho má con tui xuống ngay trước cửa.
.
.
3045221588_8a6a5a2ef7_o.jpg picture by tddesign-1
.
bến xe đò chợ Mới, phía sau là hường quốc lộ 13, rẽ vào đường Hùng Vương, bên kia đường là Chợ Mới. Tôi không đi lên xe ở đây, mà xe chạy ngang qua nhà đón đi hay thả về.
.
.
Không biết bao lâu thì xe nổ máy lăn bánh tới, mọi người lục tục lên xe lại khi xe bò lên nền đường nhựa quốc lộ. Nãy giờ thỉnh thoảng tôi vẫn nghe tiếng mấy người đi vào kêu la theo khẩu hiệu quyết tâm gì đó của mít tinh cách không xa. Lúc này thì má đã cho tui chui ra, ghé sát mắt lên cửa khung xe dòm nghó. Rồi bác tài dọt lẹ, chuyện bị ngăn lại thâu tiền tuyên tryền, bắt dự mít tinh không phải là chuyện lạ lùng với xe đò, chắc họ phải đóng thuế đều đặn cho VC rồi. Còn trên xe toàn đàn bà con nít ông già và lớn lắm là như cỡ tôi, còn thì không có thiếu niên, thanh niên trở lên vì sợ bị VC bắt mang theo. Tôi lần này mới chính mắt thấy tai nghe VC đến sát gần, mấy lần trước chỉ thấy treo cờ và đắp ụ trên đường thôi. Xe dọt lẹ vì nãy giờ đã mất nhiều thời giờ, và sợ đụng trận giao tranh giữa hai bên thôi.
.
.
Tôi đã được cho ngồi thẳng lên ghế trở lại, má nói chuyện với bác tài là chắc không còn bị chận nữa, giờ chỉ laà sao chạy thật nhanh cho đến Chơn Thành thôi. Tôi còn nhớ những cái dốc lên xuống thật nhanh, làm thót cái ruột lại. Cảm giác này, tôi chỉ còn gặp một lần ở vùng Virginia, phụ cận của Washington D.C. Họ muốn giữ vẻ đồng quê, nên không cho sửa đường làm lớn ra trong khu nhà dân ở, khi xe chạy nhanh, quanh co  đổ dốc rồi vượt lên vẫn còn cái cảm giác thót bụng lại, như hồi nhỏ của đường quốc lộ 13, cuối tuần khi muốn nhớ cái cảm giác xuống dốc thót ruột như ở VN hồi xưa, tui lái xe sport ra đây, làm cái ọt một cái, chờ thót ruột, rồi cười một mình, lại nhằm cái năm tràn đầy Cicada, là con ve sầu, 17 năm một lần chui ra khỏi đất, lên đầy đường đầy mọi nơi, xe chạy tuột dốc cán đầy lên những con ve sầu, rồi thót ruột, mùa hè năm 1987 ở Renton, Virginia.
.
.
Tới khi vô Chơn Thành, xe phải chạy chậm lại cho mấy người Lính, nhìn vào khám xe, họ hỏi bác tài có bị VC chận đường không sao hôm nay tới trễ vậy. Bác tài gật đầu nói có. Ở đâu? giữa Xa Trạch và  Tân Khai hay gần Tầu Ô. Bao nhiêu? Mấy chục đứa.
.
.
z-td-anloc-map-ql13.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
 
.
Lần đó, khi về tới SG, má cho biết, tôi không được đi về Bình Long bằng xe đò nữa. Chuyến xe đò chót của tôi đó. chuyến xe nối Bìmh Long và thời niên thiếu của tôi không còn nữa. Thực sự từ gĩa An Lộc rồi. Má nói: mày to con lớn xác rồi, VC thấy sẽ bắt đi mất thôi. Bây giờ thì chỉ đi bằng máy bay khi có dịp. Má cũng bớt không đi xe đò nữa, chuyển qua đi máy bay của quân đội Mỹ, ba làm cho má cái thẻ đi máy bay của cố vấn Mỹ cung cấp. Má ra thẳng phi trường Tân sơn Nhất, hay muốn nhanh và dễ đi hơn thì đi lên Bình Dương, tới phi trường Phú Lợi hay Lai Khê, đi thẳng lên An Lộc bằng bất cứ chuyến máy bay nào cho phép. Có khi đi chuyến máy bay thư, đi vòng qua Tây Ninh, vòng qua An Lộc, hay vòng qua Phước Long, Bù Đốp rồi Quản Lợi, hay An Lộc. Mỗi lần về nhà, má lại kể chuyến đi rồi bằng máy bay gì, hay tôi cũng tò mò hỏi má đi loại gì vậy. Có lần má nói, thích lắm, hôm nay má gặp phi công Mỹ biết nói tiếng Pháp, hai người nói chuyện rất lâu, nó bay L20 gì đó, cho má ngồi ngay bên cạnh. Tui tò mò hỏi, sau má biết nó nói tiếng Pháp mà nói chuyện. Má trả lời: khi má chào nó bằng tiếng Anh, má đều chào thêm bằng tiếng Pháp, thằng nào chào lại bằng tiếng Pháp, thì tao nói tiếp theo luôn, coi nó biết tiếng Pháp hay không.
.
.
 
.
.... còn đang viết tiếp .. vui lòng trở lại coi thêm.
.
duongtiden, duongtiman, an loc binh long va toi ...
.
.
.


Monday, July 12, 2010

chiến tranh với những con mole ... by duongtiden.

.
.

.
.
Hôm qua cắt cỏ toàn vườn, phải thu dọn hàng chục ụ đất do mấy con mole đào lên ... chán qúa.
.
.
z-td-mole-1.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
z-td-mole-1.jpg picture by tddesign-1
.
.
Mỗi năm đến đầu mùa xuân qua hè là mấy con mole, hay bọ đất, một loài sống ngầm dưới đất, đào hang đi lung tung, trổ hang lên mặt đất để lấy không khí và chui ra ban đêm, loài này ăn giun đưới đất và chui vào các nơi trồng bông để ăn củ cây, tụi này ăn trụi củ những cây hoa tulip của tôi những năm trước, thấy biến mất hết.
.
Rất là phiền khi cắt cỏ, nếu không dọn dẹp các ụ đất thì lưõi máy hay xe cắt cỏ chém vào đá cục lẫn lộn trong đất, mẻ lưỡi, hư máy và văng ra gây tai nạn. Có lần cắt gần nhà, trúng đá nhỏ, văn lên bể kiếng của cửa sổ. Tốn tiền, tốn công sửa. Nên cuối cùng phải diệt mấy con mole này. Từ hiền lành như đổ nước xuống, rồi mua thuốc độc thả xuống làm mồi ăn, rồi cuối cùng là cái bẫy sắt, kẹp chết.
.
Bẫy cũng giản dị, có cái cò, trigger ở giũa, cản ngay đường đào đất, mole đào trúng cái cò thì bẫy kẹp lại. Phải đắp gò đất bên trong hang, đặt bẫy che kín hang lại, và hy vọng con mole đi ngang qua đây, thấy bị đắp mô, sẽ đào mô đi tiếp làm bật cò của bẫy và bị kẹp chết.
.
.
z-td-mole-4.jpg picture by tddesign-1
.
.

Kể ra thì nhẫn tâm giết con vật, nhưng thôi quyền lợi mỗi bên đối nghịch nhau. Trong chiến tranh VN vừa qua, mấy triệu người VN bị người VN khác tới nhà giết vì không chịu theo chủ thuyết rác rưởi cộng sản của mấy thằng da trắng mũi lõ dã man tanh tưởi máu, phát sinh ra thì có sao đâu !!!! ngày nay người ta vẫn ca ngợi chiến thắng giết người Việt mỗi năm đó có sao đâu? người giết người mà vinh quang … thì mấy con mole bị đặt bẫy chết. Tội lỗi của tôi so với mấy con mole dưới địa đạo Củ Chi … nhẹ hơn rất nhiều. Đời mà, chẳng có gì tuyệt đối, lẽ phải nằm nơi kẻ giết được nhiều người hơn, vậy thôi.
.
.

.
z-td-mole-1.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
duongtiden, duongtiman, moles, mole . bo dat
.
.


Thursday, July 8, 2010

An Lộc, Bình Long và tôi. Một truyện dài ... Bài phụ lục thứ 5, chuyện Đại Tá Lê nguyên Vỹ, chỉ huy phó sư đoàn 5 dùng M72 bắn hạ xe tăng địch trong trận chiến hè 1972 tại thị xã An Lộc tỉnh Bình Long.


.
.

.
.

.
Bài phụ lục thứ 5, chuyện Đại Tá Lê nguyên Vỹ, chỉ huy phó sư đoàn 5 dùng M72 bắn hạ xe tăng địch trong trận chiến hè 1972 tại thị xã An Lộc tỉnh Bình Long.
.
.
Từ khi còn trong VN, trong lúc và sau trận hè 72, mặc dù theo dõi rất kỹ, tôi chưa từng nghe câu chuyện kể về Tướng Vỹ (trong trận AL là Đại Tá) tự tay mình bắn hạ tăng VC bên hầm chỉ huy của sư đoàn 5, mà Tướng Hưng, lúc bấy giờ là Đại Tá, làm chỉ huy trưởng sư đoàn 5. Ngay cả những bài phóng sự, bài viết, sách xuất bản sau trận đánh, của quân đội VNCH không hề nhắc đến sự kiện này. Ngay cả Tướng Vỹ cũng không hề nhắc đến hay trả lời phỏng vấn về chuyện đích thân hạ tăng địch này.
.
.
LeNguyenVy.jpg picture by tddesign-1
.
.
Khoảng trên năm năm trở lại đây, có một cuộn Video được thực hiện tại hải ngoại, có phần trình chiếu một ông cựu sĩ quan SĐ5, ngồi kể từng chi tiết chuyện Tướng Vỹ bắn hạ tăng ngay trước hầm chỉ huy bằng M72. Đại Tá Vỹ, trong trận chiến An Lộc là sư đoàn phó, chạy đôn đốc các phòng tuyến, thân hành đến các nơi đóng quân trong thị xã để khích lệ và kiểm soát sự phòng thủ của từng đơn vị. Chuyện can đảm,xông xáo coi thường cái chết của ĐT Vỹ, không ai từ chối được điều nhận xét đó qua các bài viết lại của những sĩ quan của từng đơn vị binh chủng khác nhau khi cùng chung sức phòng thủ vòng đai AL lúc đó.
.
.
Trên internet, tôi cũng thấy những bài viết kể tình tiết nào là xe tăng VC chui vào khu chỉ huy sư đoàn 5, Tướng Hưng cầm lựu đạn, tăng VC loay hoay tìm hầm tướng Hưng, không biết là hầm nào ??? sau đó bị ĐT Vỹ lấy M72 bắn cháy ... sau đó còn la to: "tôi hạn nó rồi ... !!! " . Mà không ảnh khu chỉ huy SD 5 nằm sau Toà Hành Chánh trong tiểu khu BL, không thấy một xác chiếc tăng nào, sau trận chiến cho tới 75 không có xác tăng nào được di chuyển vì không có cơ giới nặng để trục xe. Ngay cả Ng văn Thiệu, Tổng Thống VNCH, đến đây ngày 7 tháng 7, 1972, chụp hình trước hầm tướng Hưng, không thấy có xác xe tăng nào gần đó, nếu có NVT và Tướng Hưng sẽ ra đây làm một tấm hình, chiếc tăng VC do ĐT Vỹ bắn cháy ??? . Chuyện hoang tường. Cho nên tôi không mang mấy bài lái cải đó về đây. Thiếu gía trị.
.
Ngay cả cố vấn Mỹ, ĐT Ulmer đến làm cố vấn SĐ 5 đầu tháng 5,72. Sau đó viết bài cho tạp chí Mỹ Armor, có chụp hình nhiều tăng VC, mô tả từng chiếc, bắn cách nào, đạn loại gì, ai bắn, đều không có nói tới ĐT Vỹ bắn tăng, chiếc tăng ngay bên cạnh hầm ĐT Ulmer ??? nếu có ??
.

.
Tuy nhiên chuyện bắn hạ tăng VC mới thấy xẩy ra sau này trong ít năm gần đây tại Mỹ, rồi từ đó, thêm vài người viết dựa vào chi tiết đó viết thêm với những tình tiết lâm ly hơn. Chi sưu tầm những bài viết phóng sự nóng hổi ngay trong trận chiến, sau trận chiến vài chục năm trước, đã được đăng báo, viết thành sách phổ biến chỉ vài tháng sau trận chiến hè 72 lắng dịu, thì không thấy ai viết, ai kể lại chuyện này từ 72 cho đến tháng tư 75, hay chính ĐT Vỹ có đã hay không lên tiếng về chi tiết nói về mình đã đích thân dùng M72 bắn hạ tăng VC ngay bên khu hầm phòng thủ của bộ chỉ huy sư đoàn 5 này. Nếu có thực như vậy, thì các phóng viên có chút tên tuổi hay sinh nghề tử nghiệp sống bằng nghề phóng viên đã phải nhắc tới một cách oanh liệt, trong khi các chi tiết vu vơ không quan trọng khác như đạn ghim vào cả ống lon, hay hỏa tiễn pháo xe jeep bay lên bay xuống, được họ ghi nhận đầy đủ, như đếm được 20 trái đạn nổ trên từng thước vuông, từng 1cm vuông của An Lộc cũng không thoát được con mắt soi mói của phóng viên quân đội Phan Nhật Nam, thì làm sao chuyện ĐT Vỹ, chỉ huy phó sư đoàn 5 đích thân bắn hạ xe tăng, và cái xác xe tăng còn lù lù đó, ngay kế hầm chỉ huy mà thoát được khi PNN vào An Lộc, dĩ nhiên phải đến khu hầm chỉ huy này để trình diện và xin tiếp chuyện với Tướng Hưng, ĐT Vỹ. Đây là một dịp may hiếm có cho QĐ VNCH trong đó có một số tướng lãnh chết nhát, chết nhát trong suốt cuộc chiến và nhanh chân lẹ tay chạy trước cuối tháng tư 75, nhưng miệng vẫn hô hào tử thủ,  chứ không anh hùng tuẫn tiết tự sát như tướng Lê Nguyên Vỹ, tướng Lê văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam và các tướng lãnh, bao sĩ quan cùng binh sĩ anh hùng khác.
.
.
z-td-al-tank-map.jpg picture by tddesign-1
.
.
.

Chưa kể tới từng chiếc tăng bắn hạ trong thị xã An Lộc đều được chụp hình lại nhiều lần, kẻ sơn trắng, ghi nhận chiến công của đơn vị nào đã hạ hay tịch thu đàng hoàng. Chưa kể biết bao phái đoàn cao cấp, phái đoàn quốc tế tới viếng thăm tướng Hưng ngay hầm chỉ huy, viếng thăm chiến trường,  chụp hình là phải thấy xác chiếc tăng nổi tiếng đó, nếu có, đã bị bắn hạ bởi tay ĐT Vỹ. Làm sao mà quân đội VNCH lại quên không cho lên chi tiết này, nhất là chiếc tăng nằm gục chết ngay gần trước hầm chỉ huy, do chính tay sư đoàn phó bắn hạ, nơi có biết bao ống kiếng máy quay phim, chụp hình, quốc tế đói hình đói tin trận chiến An Lộc đang nóng bỏng bốc khói tăng, chỉa ống kiếng vào. Vậy mà nay chẳng có tấm hình nào của phóng viên ghi nhận chuyện bắn tăng đó. Ngay khi Đại Tá cố vấn SĐ5, Ulmer (tốt nghiệp sĩ quan thiết giáp) viết bài kể từng chi tiết những chiếc xe tăng VC bị hạ trong An Lộc, do ai hạ, từ binh sĩ tới sĩ quan, có tên tuổi và hình ảnh gần như đầy đủ kèm theo nơi chốn và chi tiết thời gian, cách bắn, bắn bằng gì, thì làm sao lại không hề nhắc tới, chụp hình xác chiếc tăng ngay bộ chỉ huy có ĐT Ulmer ngay ở đó, ông ĐT cố vấn Mỹ làm sao không biết chuyện ông ĐT sư đoàn phó, Lê Nguyên Vỹ đã đích thân bắn hạ tăng.
.
.
z-td-al-tank-bchsd5.jpg picture by tddesign-1
.
.
.

Sau khi kiểm soát coi kỹ tất cả không ảnh trong suốt trận đánh, nhiều tấm, với thời gian khác nhau suốt trận chiến, sau trận đánh, không thấy một xác xe tăng nào nằm gần bộ chỉ huy sư đoàn 5, bên trong tiểu khu Binh Long, cả trăm thước chung quanh, không thấy một xác xe tăng nào hết. Những phóng viên nhẩy vào AL trong và sau trận chiến không hề thấy và viết về chiếc tăng bị hạ ngay hầm chỉ huy này (họ phải tò mò chui vào trong để coi xác lính VC bị xích chân trong xe chứ, và chụp hình những sợi xích đáng giá ngàn vàng này). Trong khi ai vào đó cũng đi gặp tướng Hưng ngay khu vực hầm chỉ huy này để phỏng vấn, dèu phải thấy chiếc tăng cháy này, gần đó, 5m, 10m, 50 m, còn xa hơn trên 100m thì là ba xạo rồi. Nếu có thật, thì khi Ng văn Thiệu đến ngay hầm chỉ huy này ngày 7 tháng 7 năm 72, phải ra đây chụp một tấm hình, vì đó là do chính tay ĐT sư đoàn phó hạ tăng. Sau trận chiến, xác tăng, từng chiếc tăng vẫn nằm y nguyên nơi bị hạ, không có ai di chuyển xác tăng, vì không có cơ giới nặng nào có mặt tại AL để di chuyển, từ năm 72 cho đến khi tàn chiến tranh VN năm 75.
.
.
z-td-al-tank-southgate.jpg picture by tddesign-1
.
.

Tướng Vỹ đã tự sát cuối tháng tư 75, thay vì buông súng đầu hàng như hàng tướng Dương văn Minh,  hành động của ông đã nói lên sự anh hùng khí tiết không tham sống sợ chết của mình. Tư cách một người tướng đuợc tự chính tay ông ghi xuống, chọn chỗ cho mình trong lịch sử. Vị chỉ huy trưởng cuối cùng của Sư Đoàn 5, sư đoàn tử thủ An Lộc, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tự ông đã dưa mình vào lịch sử, không cần phải có những binh sĩ, sĩ quan dưới quyền ông, mấy chục năm sau phải viết thêm một huyền thoại, nếu không có, đừng làm như vậy. Tư cách của Tướng Vỹ đã do ông đích thân chọn chỗ cho mình trong lịch sử, không cần phải có thêm những bài viết, rất may, của những người chưa viết từ trước 75 bao giờ, viết ra những chuyện không có. Nếu có, thì làm ơn tìm và đưa ra chứng tích, nhất là chẳng có xác xe tăng VC nào nằm gần bộ chỉ huy sư đoàn 5 trong An Lộc hết. Ngay cả tài liệu ghi vị trí từng xác xe tăng VC bị hạ trong thị xã AL của Bộ Tổng Tham Mưu QĐ VNCH đã ghi theo không ảnh cũng không thấy có chiếc tăng VC nào chung quanh bộ chỉ huy sư đoàn 5 trong vòng 200m.
.
.
.
z-td-al-tank-southgate-cho.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
z-td-al-tank-xacam-ql13.jpg picture by tddesign-1
.
.
.

Nên kính trọng người anh hùng, Tướng Vỹ đã khuất, trả lại sự thực cho ông và sự thực cho lịch sử. Tuy nhiên, tôi chỉ là người kiểm chứng sau ba mươi mấy năm sau bằng tài liệu và hình ảnh có thể tìm thấy. Quý vị nào là chứng nhân, có mặt mắt nhìn thấy sự kiện thì lên tiếng. Chỉ cần nói rõ xác chiếc xe tăng nằm chỗ nào. Thời gian nào, là có thể tìm thấy chứng tích. Mong lắm thay, chỉ thấy sau ngay năm 72 không thấy xuất hiện câu chuyện hiếm có này, mà mãi hơn 30 năm sau ở Mỹ mới thấy có người ngồi trước ống kiếng video nói như vậy. Mong lắm thay, nếu sự thực là như vậy, còn không, cái gì không, cái gì có, nên trả sự thực lại cho lịch sử của An Lộc anh dũng, Bình Long kiêu hùng. Tất cả chúng ta đều là người bình thường, trong hoàn cảnh làm nên anh hùng mà thôi. Xin cám ơn trước.
.
.
z-td-al-tank-where.jpg picture by tddesign-1
.
Số của chiếc T54 này là 361, sau nhiều lần nhìn kỹ, ghi chú trong hìng số 321 là sai, cũng gần trúng, như vậy số chiếc T54 này là 361. Sẽ sửa hình ghi chú lại khi có dịp.
.
.
 
ztd-anloc-tank321vitri.jpg
.
Một năm sau trở về đọc lại loạt bài An Lộc và nghiên cứu thêm không ảnh và bản đồ. Chíêc tank này ùi vào cổng một trụ sở, góc Lê Lợi và Hàm Nghi, quay mặt về hướng tây, nhìn bản đồ có ghi chú các tăng 361 bên trên, đề lao nằm bên phải về hướng nam, cơ sở này nằm về hướng Tây trên đường Lê Lợi phía xéo góc sau Ty Công Chánh. Khoảng trống thấp phía sau là phần dốc xuống con suối phía hướng đi Phú Lố về Tây, phía đó là hết ranh của thị xã An Lộc. Chiếc T54 này bị máy bay hạ, sau đó đạn bên trong nổ, đẩy lùi pháo tháp thụt ra phần sau hở vòng quay của pháo tháp dưới bệ xe. Ghi chú ngày 26 tháng 8 năm 2011.
.
.

.
đại tá Lê nguyên Vỹ bắn tăng? An loc binh long va toi, duongtiden, duongtiman.
.
.

Wednesday, July 7, 2010

nhà rơm, straw bale house . By duongtiden

.
.
.

.
z-tdsb-greece-1.jpg picture by tddesign-1
.
A strawbale building in Greece, simple form shape, arranged to get spaces and shade, elegant white color with dark marine blue doors and windows.
.
.
z-tdsb-greece-2.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
z-tdsb-greece-3.jpg picture by tddesign-1
.
.
duongtiden, duongtiman, nha tuong rom, nha rom, straw balw building, straw bale house in Greece.
.
.

Tuesday, July 6, 2010

An Lộc, Bình Long và tôi. Một truyện dài … Bài thứ tám tiếp theo. By duongtiden.

.
.

.

An Lộc, Bình Long và tôi. Một truyện dài … Bài thứ tám tiếp theo. By duongtiden.
.
.
.
 
 
Tôi còn nhớ vào lúc 11 giờ sáng cho tới 12 giờ trưa lúc đó, trên đài phát thanh Quốc Gia hàng ngày là chương trình cải lương. Những ngày hè rong chơi không phải đi học, giờ đó tôi mê nghe ca vọng cổ, nhất là câu chuyện “Trái gùi Bến Cát” với chuyến xe lửa dọc đường Saigon - Lộc Ninh, với tên những nhà ga trên đường. Cái nhà ga xa lửa Bình Long hay Hớn Quản, tôi không nhớ ra sao nữa, nhưng nhớ lối đi vào từ con dốc dưới chợ Cũ, trên đường đi Quản Lợi, thì quẹo phải, đi xuống khu đất thấp phía đông thị xã.
.
.
z-td-anloc-bandove.jpg picture by tddesign-1
.
.
 
.
Có lần, ba bỏ sở làm về nhà, kêu tôi đi theo, hai cha con lên xe mô tô của ba, chiếc Peugoet sơn mầu xanh lá cây nhạt, có nhiều sợi vẽ sơn viền mầu xanh đậm, phía dưới chân hai bàn để chân, phía trước còn có hai miếng sắt che nhỏ hình bầu cong để che bùn nước văng vào chân. Hỏi ba đi đâu vậy, ba nói, đi coi chuyến xe lửa chót từ Lộc Ninh chạy về, rồi người ta dẹp đường xe lửa này luôn. Tôi nhớ ngay bài vọng cổ trên chuyến xe lửa Saigon-Lộc Ninh hay nghe cải lương, hỏi ba tại sao người ta bỏ không chạy xe lửa nữa. Ba nói:
.
_ VC đặt mìn, bắn phá xe lửa hoài, nên không còn an toàn nữa.
.
Người đứng chung quanh nhà ga khá đông, ngoái cổ nhìn về phía dọc theo đường rầy chờ đoàn xe tới. Tụm nhau lại nói chuyện, thấy ai cũng có vẻ băn khoăn chờ nhìn thấy chuyến xe lửa cuối cùng, chẳng phải là chuyến tầu thường lệ gì hết, không có hành khác, là chuyến xe rút lui, từ biệt chỉ có đầu tầu, đẩy toa xe bằng phẳng phía trước để đón rà mìn, ha ba toa phía sau, chuyến tầu dọn nhà đi về SG của nhân viên hỏa xa Lộc Ninh, rồi ghé đến ga Hớn Quản hay Bình Long rồi vẫy tay chào nhau lần chót, con tầu không trở lại nữa. Người trên xe lửa, người dưới đất, hai bên đường sắt nhìn nhau ngậm ngùi đưa tay vẫy từ biệt chuyến tầu chót. Tôi chẳng hiểu gì cả, nhin theo đuôi chuyến xe cuối cùng đi về hướng nam, kéo hụ vài tiếng còi buồn bã. Chuyến xe lửa bỏ ga Hớn Quản ở lại đằng sau, chắc là bỏ kỷ niệm lại trong lòng biết bao người sống gấn đường rầy, trong ánh mắt buồn bã của mọi người trên ga. Má đứa nhỏ, đã té xe lửa, rớt vô đường rầy bị xe cán chết cùng với chùm trái gùi mua về làm quà cho con. Má đứa nhỏ không còn sống nữa, đâu cần chuyến xe lửa để lên tầu mang những trái gùi Bến cát mang về làm qùa cho con ăn. nếu câu chuyện có thật, chắc đứa bé phải khóc nhiều lắm, hàng ngày ra chờ đón má về trên chuyến xe lửa hàng ngày …. chuyến xe lửa cuối cùng bò đường rầy, bỏ nhà ga, bỏ làn bụi đất đỏ, bỏ những hàng cây cao su, bỏ núi rừng hoang vu, bỏ đạn mìn, bỏ thây người ngã gục, bỏ người An Lộc Bình Long Hớn Quản lại, chuyến xe lửa, đầu tầu, kéo toa hàng chót, bỏ lại đằng sau đám người lố nhố trên sân ga, nhìn theo, chắc thế nào cũng có người rưng rưng nước mắt, chờ một ngày nào đó, đoàn tầu sẽ trở lại. Nay đã qua thế kỷ sau, đoàn tầu chưa trở lại.
.
.
.
z-td-anloc-gaxelua.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
 
Tôi cũng rất buồn, từ nay mất cái thú cùng bạn bè rủ nhau mang nút khoén xếp đầy trên đường rầy xe lửa, chờ xe qua cán nghiền xẹp lép nút khoén, có khi nút bay mất tiêu, không tìm thấy, rồi mấy đứa đứng hai bên đường vẫy tay khi xe chạy qua. Muốn vô tới đường xe lửa không dễ, từ trường tiểu học, mấy đứa dẫn tôi đi theo vào Sóc ăn trái cây trong vườn. Cứ trả một đồng hay năm cắc, rồi leo lên cây, muốn ăn gì thì ăn, nhưng đừng dại ham ăn mấy trái điều nha, nhiều nước, nhưng sau đó sẽ làm cho chát cổ, khe cổ, không muốn ăn gì nữa. Ăn trái điều sau cùng, cứ chơi trong vườn, ăn bao nhiêu cũng được, nhưng không được hái mang về. Đường đi vào vườn cũng lắt léo, phải có mấy đứa ở dưới vườn đó dẫn theo thì mới biết đường quanh co đi tắt, nhiều khi vượt bãi cỏ hay leo qua hàng rào. Thế nào cũng băng qua đường xe lửa, nên mang theo bịch nút khoén để dành để trên đường rầy cho xe lửa cán bẹt ra, nghịch chơi như vậy, chứ muốn cán bẹt ra mà còn xài được thì cũng phải đập sơ cho cái nút khoén banh miệng ra, còn không, thì xe lửa cán bẹp thành một cục, hay bay mất, không dùng chơi tạt nút khoén được.
.
.
z-td-anloc-conit.jpg picture by tddesign-1
.
 
.
Khi nhỏ, con nít hay chơi nút khoén, là cái nút sắt đóng nắp chai nước ngọt, chai bia, khi khui nắp ra, con nít giữ nắp lại, đập dẹp ra, gỡ bỏ miếng bấc dán ở mặt trong đi. Hồi xưa dug bấc, vỏ cây cùng loại với nút chai, để ép chặt nắp chai không cho xì hơi. Bây giờ thì nắp vỏ chai, ép plastic bên trong làm mặt đệm, không dùng loại vỏ cây làm nút chai nữa. Nút khoén đập phẳng ra, xếp chồng lên một cọc để chơi tạt nút khoén. Dùng nút khoén như là tiền để trao đổi hay chơi những trò ăn thua, cũng giống, như đi thu lượm bao thuốc lá, xếp lại hình tam giác làm tiền chơi, rồi dùng xếp đống lên chơi tạt bao thuốc giống như chơi tạt hình vậy. Ngoài ra lúc đó, nếu tìm ra 6 cái vỏ nút chai Pepsi có dấu chữ bên trong, là mang đi đổi được chai nước ngọt mới tinh.
.
.
.
z-td-anloc-hotcaosu-1.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
 
z-td-anloc-hotcaosu-1.jpg picture by tddesign-1
.
cái búa này được phát không với thùng đồ nghề bằng sắt, khi dự khóa huấn luyện làm thợ mộc trong chương trình CETA của chính phủ Mỹ năm 1978.
 
.
.
z-td-mole-4.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
 
Con nít tỉnh lẻ thời đó, giầu hay nghèo, có những lối chơi khác, tự xoay sở, tự tìm kiếm những cái thừa cặn bỏ đi mà tái dùng lại tự làm ra đồ chơi, loay hoay thu lượm, nhặt từng cái nắp chai, những bao thuốc lá vứt đi của người lớn, mà chính người lớn cũng dành giữ lại làm qùa cho con nít, từng nắm nắp chai, vài bao thuốc lá, thay vì vò vụn vứt xuống đất xả rác. Con nít chúng tôi nâng niu, tay tập cầm cái búa, gõ phẳng ra thành cái nút khoén, đi kiếm đinh 10 phân, đục hai cái lỗ, tìm vỏ bao xi măng, tháo những sợi chỉ may nắp bao ra, nối xe quấn lại, xỏ vào hai lổ trên nút khoén, nối vòng giây lại, hai ngón tay hai bên vòng giây xe lại kéo căng ra, thả trũng lại, giấy quấn cái nút khoén ỏ giữa xoay tròn kêu vù vù, đưa lên đưa xuống theo hai bàn tay, như vậy là đủ cho chúng tôi cười tít mắt thích thú. Những cái đồ chơi từ đồ vứt đi như vậy đã luyện con mắt, hai bàn tay, ngón tay cầm búa biết đóng đinh đục lỗ, nheo mắt xỏ chỉ qua lỗ trong khi nín thở. Những cái đó làm nên thế hệ con nít tỉnh kẻ chúng tôi, vui đùa bên những thứ không mất tiền, cuối ngày, nhìn vuốt gia sản trong cái hộp giấy, cái lon bự, trong đó có đống nút khoén, những bao thuốc lá vuốt thẳng ra, gập lại thành chồng, những hột me, chơi thả ô quan, những hột cao su khô để chơi chọc phá nhau và để làm đồ chơi khác. Những cái hộp quẹt diêm cây trống dùng để nuôi dế hộp quẹt trong đó. Ngắm nghía cái gia tài nhỏ bé, xếp kín một góc đâu đó rồi cười mãn nguyện đi ngủ, trong giấc mơ chờ sáng ngày mai dược con dế than hay dế lửa đá rất chì cất tiếng gáy đánh thức dậy, tung chăn ra vườn, tìm mấy lá rau sam tròn nhỏ còn đọng sương để đút cho con dế cưng ăn, nó nhe hai càng ra, ngấu nghiến cọng cỏ ngon lành. Từng lon sữa bò được giành nhau để chơi tạt lon, để cột giây vào kéo hai tay lên cho lon dưới hai bàn chân đi trên lon sữa bò trên đướng nhựa kêu lộp cộp.
.
.
Cái thơ ngây, thích tự kiếm, thích tự chế ra trò chơi, tự tiêu khiển cho qua thời gian, so với con nít ngày nay, vào tiệm bấu víu cha mẹ, chỉ chỏ đòi mua cái này cái kia mà khóc lóc vòi vĩnh, rồi khám phá ra có chất độc này kia trong đồ chơi làm từ nhà máy, phải mang trả lại, lên TV tin tức tùm lum. Cái tuổi thơ tỉnh nhỏ Bình Long, chẳng có cái gì bán ngoài tiệm mà chúng tôi không thèm thuồng, tuy nhiên có những thứ tự chế, tự làm sở hữu chủ một cách hãnh diện hơn. Mùa hè, tôi từ Saigon về, khoe khầu súng bằng thiếc sơn đen, bắn pháo, cuộn pháo giấy đỏ, u lên những hột thốc nổ, cái cò súng bóp lại, cuộn pháo cuốn lên nòng, cái quy lát đập xuống, tiến pháo nổ vang ra tóe lửa. Mấy cuộn pháo mang về làm mấy đứa ở An Lộc lé mắt. Dĩ nhiên là ngu vì khoe, sau đó lúc chơi với nhau có đứa nào ăn trộm, địa mất khẩu súng bắn pháo của tôi, không biết đứa nào. Trong khi có một khẩu súng tiểu liên thiệt, bắn đạn súng colt 45, nằm trong tủ áo, chẳng có đứa nào dám đụng đến, để đó chờ khi VC tấn công vào.
.
.
.
.
z-td-anloc-tieuhoc-tl.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
z-td-anloc-th-tanloi.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
 
 
Thôi rồi, chuyến xe lửa đi mất rồi, mang tuổi thơ của tôi đi theo luôn, cho tôi thấy sự chết chóc trong thế giới người lớn đang bắt đầu xẩy ra chung quanh, trầm trọng hơn. Hồi đó, nhà thờ của Bình Long chưa nằm phía cuối đại lộ Hoàng Hôn, năm 62, 63 còn nằm trong khu cũng không xa nhà Ga mấy, từ dốc cuối chợ Cũ đi Quản Lợi, rẽ phải, đi ngược hướng nam là vào khu có nhà thờ, lúc đó cũng chẳng có gì to lớn hay đáng nhớ ra sao. Mùa hè ở An Lộc, Bình Long an nhàn thảnh thơi cho chú con nít tôi, chẳng phải làm gì. Má thì ở Saigon, ba và tôi ăn cơm tháng mang đến tận nhà, ăn thêm cái gì thì tui và ba chế biến ra thêm. Nhà bếp thì có chỗ nấu củi, nấu than tha hồ, có ống khói dẫn lên cao, nên khói không tỏa ra nhà. Tôi thì nhóm lửa nấu bếp, nấu cơm cũng đã biết cách, còn biết lùi khoai lang vào bếp than với tro nóng mà ăn.
.
.
.


Một vật nhỏ đáng nhớ của Bình Long vùng cao su ngút ngàn mà qúy vị con nít hay chơi đùa, đó là cái hột cao su, mầu nâu đậm khi khô, cái vỏ bóng loáng. mấy đứa hay có trong túi, khi ngồi học trong lớp, lén lấy ra, chà mạnh vào quần sọc rồi dí vào đùi non thăng ngồi bên cạnh, nó sẽ dựng lên kêu nhỏ vì bị nóng rát. Chà hột cao su cho nóng lên, dí vào da là trò chơi của An Lộc. Còn thì công phu hơn, lấy đầu dao xoáy một cái lỗ nhỏ ngang hông hột cao su, lấy cái móc tai bằng đồng, móc hết nhân hột bên trong ra chỉ cón vỏ cứng của hột bên ngoài. Rồi đục hai đầu lỗ trên và dưới cho cây tăm tre nhỏ thông qua được, chẻ thanh tre vẹt ra, chuốt mỏng làm cái cánh quạt, ghim vào giữa cánh quạt, xỏ vào hột cao su, lấy sợi chỉ to, xỏ qua cái lỗ nhỏ ở ngang thân hột, quấn dây vào thân trục chong chong. Cầm hột cao su, có cái thân cây, đầu có chong chóng, giữa cuộn dây chỉ, cứ thế kéo ra, chong chóng quay theo trớn, quay tiếp lại cuộn sợi dây chỉ lại, lại cầm đầu chỉ kéo ngược ra, chong chong lại quay. Đầu chỉ không tuột luôn khi bị quay tròn vào thân hột cao su, vì đầu giây chỉ được thắt nút to lại, không chui qua lỗ được. Gìờ này mấy chục năm sau, không biết có còn quý vị con nít nào chơi như vậy bên những rừng cao su ngút ngàn hay không, hay chúi đầu vào chơi game, nhanh con mắt lẹ mấy ngón tay, ngồi bị muỗi đốt bên bàn phím, bấm con chuột.
.
.
z-td-anloc-hotcaosu-1.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
 
z-td-anloc-an-lanh-2.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
Thảnh thơi mùa hè, không gì làm thì đọc truyện thuê không mất tiền, lấy truyện về đọc ở tiệm sách đầu Chợ Cũ và QL13. Ngoài ra thì ba cũng dậy vẽ, có những sách của Pháp, cứ mở ra coi, ba chỉ dẫn thêm một chút, như vẽ những con ngựa bằng cách vẽ ra những vòng tròn, vòng elclip nối vào nhau, nhưng tôi không ham ngựa cho lắm. ba cũng chở mô tô vào Quản Lợi, dậy vẽ phác viết chì trên giấy bìa cứng cái nhà nguyện bằng đá trong đó. Cuối cùng thì ba lấy thước nhựa, đóng thêm cái cán, làm thành thước Tê cho tui vẽ nhà hay vẽ đồ đạc. Học cách chuốt viết chì cây, chà giấy nhám cho nhọn đầu chì, rồi vẽ bằng tê và ê ke, mấy kiểu nhà vila Pháp trong sách tạp chí Popular Mechanic hay System “D”.
.
.
.
z-td-mole-4.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
 
Năm lớp nhất thì trong trường có cuộc thi vẽ để chọn bài tham dự thi vẽ nhi đồng quốc tế ở Ấn Độ. Tui vẽ hình mẫu nhà với vườn và cây trái chung quanh, với lối vẽ và tô mầu đặc như các sách tryện họa hình. Có mấy đứa được chọn hình vẽ trong đó có tôi. Thằng Thọ dưới chợ cũng được chọn, mẫu vẽ của nó là con thuyền đi sông dưới trăng, dừa nhà tranh dọc hai bên bờ, nhìn chuyên nghiệp lắm, mầu đặc, nhìn biết ngay là không phải nó vẽ được. Nhưng mà trường không lấy bài vẽ từ nhà mang tới. Thầy gì dậy lớp nhất tôi quên tên, nhắn ngày chủ nhật, mấy đứa có bài đuợc chọn, đi vào lớp vẽ lại trước mặt các thầy, mang theo dụng cụ bút và mầu cần thiết, vẽ bao lâu cũng được. Thế là mấy đúa vô vẽ lại, lần này thì thằng Thọ không đến, vì bài vẽ của nó do ai đó vẽ dùm. Té ra là như vậy, mỗi đứa được phát mẫu giấy vẽ y hệt nhau được in sẵn của ban tổ chức bên Ấn Độ, có phần ghi tên tuổi trong khung riêng, rồi có ám số, khi chấm bài, phần tên bị cắt đi, chỉ còn là những con số, cho công bình, không biết ai vẽ hết. Vẽ cả ngày, trưa bỏ về nhà ăn cơm, thầy khóa lớp học lại, chiều vô vẽ tiếp. Tài năng tui chỉ có vậy, chỉ có được chọn đi dự ở Tiểu Học An Lộc mà thôi, còn gửi bài đi Ấn Độ thì bài đi luôn bặt tin luôn, bài cũ vẽ gắn ở cửa sổ phòng khách, mỗi sáng mở cửa ra đưa bài ra phơi nắng khoe, ai đi ngang ngoài đường, nhìn vô nhà đều thấy căn nhà mộng mơ của tôi với vườn đầy hoa trái, dán trên cánh cửa sổ.
.
.
Có một lần có phong trào toàn quốc thi đua vệ sinh Tiểu Học gì đó, có số bài ca dao, bài vè gì, đưa ra ngày trước, về học thuộc hôm sau vô trả bài ai thuộc nhất thì trúng giải thưởng vệ sinh, đại khái bài về rửa tay rửa mặt mỗi ngày. Qua thứ hai sau lễ chào cờ tui lên thi trả bài thuộc lòng trước mặt cả trăm con nít Bình Long, đứng nhất, thuộc nhiều bài nhất. Được phát phần thưởng ngay sân cờ là một đóng khăn lau mặt và xà bông. Mấy thứ này chỉ làm cho sạch sẽ bụi đất đỏ bám vào tay chân, vào người, nhưng da tui vẫn đen thui như đứa con nít thượng vì vốn đen sẵn, nay lại thêm nắng Bình Long nóng bỏng.
.
.
z-td-anloc-loanno.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
 
.
Con nít nào mà không ham đá dế, bắt dế than dế lửa, rồi bắt cả dế cơm, bắt cho vui, con dế này to hơn ngón tay cái, nhìn hung hăng, nhưng không có biết đá, chỉ dùng ăn thịt thôi, vặt đầu móc bụng nướng trên lửa than, hay nhồi đậu phọng tẩm bột rồi chiên, tui cũng ăn thử, nhưng không ham, chỉ thấ một mớ lộn xộn trong miệng, chẳng có mùi thịt. Nhưng ham bắt, nhốt chúng lại đút cỏ vào miệng coi nó nhe hai hàm ra nghiến cọng cỏ hay cọng giá. Còn anh em thằng Hòa thằng gì ở dẫy cư xá đầu đối diện bịnh viện BL, tụi nó nuôi đầy dế, đổ đất trong những thùng giấy đựng sữa hộp, nuôi đủ dế trống dế mái, dế cha mẹ sanh đẻ ra dế con nhỏ xíu chạy lăng quăng.
.
.
Đi bắt dế ham lắm, vũ khí chính để bắt dế cơm là kiến Bù Chích, đen bóng nhánh, cắn một cái là sưng đỏ lên một cục nhức nhối. Kiếm thu kiến này thì phải dùng bông cỏ tranh, bông lau trắng, có vào mùa hè, nhúng đầu bông vào ổ kiến, kiến bám đầy theo bông cỏ trắng, để lên trên miện lon sữa bò, vuốt bông cỏ thật nhanh từ cọng cỏ giộng đầu xuống cho kiến rớt vô lon, vuốt thật nhanh thì kiến rớt xuống lon, không kịp bám vào bàn tay để cắn. Đi kiếm hang lỗ, nghi là ổ dế cơm, thì tìm thêm lỗ kế coi có thông nhau không, chận đầu kia, khi thả kiến xuống lỗ sẽ cắn dế cơm chạy ra theo đầu kia, chỉ chờ chụp dế. Thả kiến vô lỗ, cùng làm y như lúc bắt thu kiến, nhúng cỏ lau vào lon, kiến bò lên bám vô bông cỏ, mang tới trước lỗ dế, vuốt nhanh cho kiến rớt xuống sẽ đi tìm dế cắn để chiếm hang. Tuy nhiên đứa nào cũng sợ gặp lỗ hang của rắn, thường lỗ rắn to hơn, chỉ có một lỗ chứ không có thông hai lỗ. Nghe chuyện là rắn độc cắn là phải chặt ngón tay, chặt bàn tay cho khỏi chết vì nọc độc, đứa nào cũng sợ, nhưng đâu có mang dao theo mà chặt ngón tay như đọc trong truyện. Tuy nhiên may mắn chưa thả lầm kiến Bù Chích vô ổ hang rắn bao giờ.
.
.
Còn bắt dế đá, dế lửa hay dế than, thì phải đi bới cỏ, khi nghe tiếng dế kêu, lật đá, lật gạch, lặt củi cây nằm trên đất, trong hóc kẹt để tìm ra mấy con dế nằm trốn bên dưới, bắt chụp con dế xong, phải phân biệt ra dế mái hay dế trống là dế đá, con trông thì lông trên lưng của nó xoắn lại theo hình vẩy, thả mấy con mái đi. Có lần hai mấy đứa đi bắt dế phía sau con đuờng phục vụ giữa phía sau hai dẫy nhà, đi lật tấm nắp bê tông che miệng cống gì đó, tôi nhắc một đầu, thằng kia nhắc đấu kia, còn thằng nữa chờ kiếm dế. Bỗng dưng một thằng la lên, rắn, có con rắn nhỏ phóng ra, thằng cầm đầu tấm bê tông thả tay bỏ chạy. Tôi la lên kinh hoàng, miếng nắp bê tông rớt xuống ngay đầu ngón chân cái tui, mắu đỏ tuôn ra, đau lắm, cắt ngang móng chân, dập móng chân luôn. mấy thằng dìu tui về nhà, rửa chân, quấn vải băng lại, rồi lên lên giường nằm đắp chăn rên hừ hừ vì đau nhức kinh khủng, cũng biết rửa thuốc đỏ và bôi ten tua đi ốt.
.
.
 
Chiều ba đi làm về, không thấy nhà mở cửa và tôi ngồi ngoài vườn như mọi lần ông gọi kiếm tui, rồi thấy tui nằm yên trên giường mới hỏi chuyện gì vậy. Chỉ tay vào chân, nói cho biết chuyện gì đã xẩy ra. Ba vội vàng nói, để tao đi kiếm bác Triệu. Bác là người y tá cao niên nhất, đang coi bệnh viện, lúc đó chưa có bác sĩ thường trực ở đây. Bác ở cùng khu cư xá, dẫy nhà phía trước BV. Bác qua nhà tôi với thùng thuốc và đồ nghề, rau rửa, băn g bó ngón chân tui, rồi đè mông ra chích cho một mũi tê ta nốt, ngừa bị phong đòn gánh nhiễm trùng. Lần hồi rồi ngón chân lành vết thương, móng chân thì bị mất bong ra phần trước, móng mới mọc ra từ từ, mà quý vị con nít bạn hay đòi coi ngón chân tui đang tiến triển lành da như thế nào, tụi nó rất khoái coi cái móng chân mới mọc ra từ từ. Như vậy là cũng đi cà nhắc cả tuần, không chơi đá banh được cả tháng, lúc nào cũng phải giữ chân cho sạch.
.
.
.
 
z-td-anloc-thbl-anlanh.jpg picture by tddesign-1
.
.
 
.
.
z-td-anloc-tiemsach-cu.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
 
Chân bị đau không chạy nhẩy, đá banh, chơi năm mười với con gái, hay tạt lon, chơi u với con trai, thì nằm đọc truyện thuê không mất tiền, chờ ba chở đi ăn tiệm cuối tuần, lúc này khu chợ mới đang xây mấy dẫy phố mới, ba hay dẫn đi ăn sáng, ăn tiệm những hàng mới mở ra để thử cho biết. Sống vơí ba thì không có kỷ luật gì hết, tha hồ muốn làm gì thì làm, đừng phá phách hàng xóm cho ai phải than phiền thôi. Thời gian này ba muốn mua một cái xe Tracxion trắc xông gì đócủa Pháp, xe hơi đen bốn cửa , đầu máy dài đen nằm phía trước có hai cửa gió mở xếp lên hai bên hông, phía trước có lỗ đút cây ma nu ven gì đó vô để quay đề máy xe. Người ta đưa xe cho ba lái đi lên Lộc Ninh chơi, họ cũng đi theo và chia phiên lái, đi lên Lộc Ninh chơi, bây giờ tui cũng không nhớ Lộc Ninh ra sao nữa, đi tới tận biên giới có mốc giữa VN và Cam Bốt. Chỉ nhớ hai bên đưòng thường là rừng gìa thưa với những vạt cỏ vàng cháy, chứ không có nhiều rừng cao su lấn ra sát lộ như từ Xa Cam vào An Lộc. Sau thì không thấy ba nhắc chuyện mua chiếc xe hơi này nữa, đâu có gì phải cần nó đâu, nghe nói thời đó người ta đòi giá nó là 35 ngàn. Chắc ba không có tiền.
.
.
.
by duongtiden, duongtiman, tieu hoc an loc binh long, ga xe lua hon quan.
.

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.